Phụ Nữ Sức Khỏe

Thời tiết mùa Đông - Xuân khiến thuỷ đậu, tay chân miệng gia tăng: Xuất hiện chùm ca bệnh trong trường học ở Hà Nội

Tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội lên 125 trường hợp (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Theo thông tin từ TTXVN, từ ngày 23/2 - 1/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó), nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn lên 125 trường hợp (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Đáng lưu ý, tuần qua cũng ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm với 13 ca mắc. Cộng dồn năm 2024, đã có 2 ổ dịch trên địa bàn thành phố. Hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Trong tuần qua, trên địa bàn cũng ghi nhận 27 trường hợp mắc thủy đậu, giảm 5 trường hợp so với tuần trước đó. Quận Hoàn Kiếm ghi nhận số ca mắc nhiều nhất với chùm ca bệnh Trường Tiểu học Phúc Tân có 10 trường hợp mắc, tiếp đến là huyện Mê Linh với 5 ca. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 147 trường hợp mắc thủy đậu (giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, thời tiết mùa Đông - Xuân như hiện nay là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ho gà... Thời gian qua, Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học, dự kiến thời gian tới có thể ghi nhận thêm ca bệnh, ổ dịch mới trên địa bàn.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng - Ảnh: Internet

Biện pháp phòng bệnh

Dẫn từ báo Kinh tế Đô thị, theo các chuyên gia y tế, thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh thủy đậu phát triển và lây lan, bệnh gây ra nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm não. Di chứng sau đó có thể kèm theo như: điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động…

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu khi mang thai có thể mắc phải các dị tật bẩm sinh. Bệnh thủy đậu không phải chỉ gặp ở trẻ em mà bệnh thủy đậu còn gặp ở người lớn với các biểu hiện đôi khi còn nặng nề hơn.

Đối với bệnh thủy đậu, hiện tại không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh thủy đậu. Việc điều trị bệnh thường tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước.

Vì vậy, việc chăm sóc người bệnh thủy đậu đóng một vai trò quan trọng, cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm sạch, tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và tạo sẹo.

Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và trở thành dịch nên việc phòng ngừa thủy đậu là rất quan trọng. Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả nhất đó là chủng ngừa thủy đậu bằng vaccine. Đối với các trẻ lớn hơn và người lớn, nên tiêm đủ 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần là tốt nhất.

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Phạm Văn Phúc - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, người dân tiêm vaccine phòng bệnh và tránh các biến chứng nặng của thủy đậu.

Thực tế, nhiều trường hợp đã tiêm vaccine từ rất lâu và có sức đề khám kém cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do thủy đậu rất dễ lây khi tiếp xúc qua giọt bắn, nhất là trong các không gian hẹp như lớp học mẫu giáo, tiểu học khi trẻ nhỏ chơi đùa, tiếp xúc với nhau.

Do đó, trẻ em từ 12-18 cần tiêm vaccine phòng bệnh. Trẻ từ 19 tháng đến 13 tuổi chưa tiêm vaccine hay chưa từng mắc thủy đậu cũng cần tiêm vaccine phòng bệnh.

Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Ngọc Trung – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu nằm trong số các bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan từ người này qua người khác. Vì thế, người dân  cần phải biết thủy đậu lây qua đường nào để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Bệnh nhân luôn phải giữ khoảng cách, cần phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp để không bị lây lan.

Liên quan đến bệnh tay chân miệng, theo TS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biệt giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).

Hiện, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Thức giấc vào thời điểm nào là tốt nhất? Bác sĩ chỉ ra muốn biết thì hãy dựa theo 5...

Nếu vẫn chưa tìm ra thời gian thức dậy phù hợp thì bạn nên dựa theo 5 nguyên tắc này.

Đang tập văn nghệ, nữ sinh 18 tuổi bất ngờ chóng mặt, ngưng tim ngưng thở, suýt đột tử

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, đồng tử giãn, nguy cơ tử vong rất cao.

Ăn đồ nướng cháy, uống nước trong chai nhựa có dễ mắc K? Tổ chức nghiên cứu ung thư tiết...

Nhiều thứ chưa có đủ bằng chứng chắc chắn gây ung thư nhưng mọi người lại lo sợ trong khi...

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và rối loạn thần...

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ, biểu hiện dưới dạng các...

5 điều bác sĩ sẽ thường xuyên làm để phòng tránh ung thư đại trực tràng, đơn giản nhưng cực...

Mới đây, bác sĩ tiêu hóa đã tiết lộ những sai lầm bạn nên tránh nếu muốn giảm nguy cơ...

Quy tắc 1-2-3 của nữ chủ tịch U90 giúp bà có cơ thể trẻ khoẻ như thiếu nữ 20 tuổi,...

Ở tuổi 88, nữ chủ tịch người Nhật Bản lại có sức khỏe của thiếu nữ đôi mươi, mục tiêu...

Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày nay đã tăng lên rất nhiều. Bài viết này sẽ cung...

Tin mới nhất

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

6 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

6 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

6 giờ trước

Hà Cảnh bất ngờ làm Cameo trong "Khó dỗ dành', đập tan tin đồn bất hòa với Bạch Kính Đình?

6 giờ trước

Dương Mịch chính thức chuyển hình thất bại vì Cáp Nhĩ Tân 1944?

6 giờ trước

Lưu Thi Thi có cảnh đi dưới mưa xứng đáng được 'phong thần', tiếp tục chứng minh đẳng cấp sao...

6 giờ trước

Một thành viên nhóm nhạc đình đám Vbiz một thời, giờ đi hát hội chợ nhưng ít khán giả đến...

6 giờ trước

Nhan sắc BTV Hoài Anh qua camera thường minh chứng 'lão hóa ngược' là có thật, làn da căng bóng...

6 giờ trước

NSND Việt Anh 'dị ứng để hình sen trắng khi gia đình có người tạ thế': 'Dám sáng tạo, dám...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình