Phụ Nữ Sức Khỏe

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết

Kiểm tra đường huyết đúng thời điểm không chỉ giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả mà còn ngăn ngừa biến chứng. Vậy, khi nào là lúc tốt nhất để theo dõi lượng đường trong máu?

Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm tra lượng đường huyết nhiều lần trong ngày. Ảnh minh họa: Telegraphindia.

Người mắc bệnh tiểu đường cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, uống thuốc đúng giờ và thường xuyên kiểm tra đường huyết để quản lý bệnh hiệu quả. Việc đo đường huyết không chỉ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim hoặc suy thận.

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng theo dõi đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện điều này.

Phạm vi đường huyết cho người bị tiểu đường

Theo Health Shots, mục tiêu lượng đường trong máu có thể khác nhau, nhưng Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo như sau:

Đối với bệnh tiểu đường type 1 và 2:

  • Đường huyết lúc đói (trước bữa ăn): 80-130 mg/dL
  • Đường huyết sau ăn (1 đến 2 giờ sau bữa ăn): Dưới 180 mg/dL
  • HbA1c (lượng đường trong máu trung bình trong 2 đến 3 tháng): Dưới 7%.

Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Đường huyết lúc đói: Dưới 95 mg/dL
  • Đường huyết 1 giờ sau bữa ăn: Dưới 140 mg/dL
  • Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn: Dưới 120 mg/dL

Khi nào cần kiểm tra lượng đường trong máu?

Thời điểm tối ưu để xét nghiệm lượng đường trong máu có thể thay đổi tùy theo loại bệnh tiểu đường và mục tiêu điều trị:

Đối với bệnh tiểu đường type 1 và 2

- Buổi sáng lúc đói: Nên kiểm tra vào buổi sáng trước khi ăn sáng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết qua đêm.

- Sau ăn: Nên kiểm tra sau bữa ăn 1-2 giờ để hiểu được tác động của thực phẩm lên lượng đường trong máu.

- Trước bữa ăn: Kiểm tra trước bữa ăn giúp điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc.

- Trước và sau khi tập thể dục: Kiểm tra trước khi hoạt động thể chất để đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong phạm vi an toàn và theo dõi sau khi tập thể dục giúp hiểu được tác động của việc tập thể dục lên lượng đường trong máu.

- Trước khi đi ngủ: Theo dõi trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết về đêm.

Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ

- Đường huyết lúc đói: Nên kiểm tra vào buổi sáng trước khi ăn.

- Đường huyết sau ăn: Thường được theo dõi 1 giờ sau bữa ăn để đảm bảo mức đường huyết nằm trong phạm vi mục tiêu.

- Trước khi đi ngủ: Kiểm tra trước khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu qua đêm.

Cách kiểm tra đường huyết

Kiểm tra lượng đường trong máu bao gồm các bước sau:

  • Rửa tay và lau khô, cầm máy đo đường huyết, que thử và dụng cụ lấy máu
  • Đặt que thử vào máy đo glucose theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Lắp kim chích máu mới vào thiết bị chích máu và đặt ở độ sâu mong muốn
  • Sử dụng dụng cụ chích máu để chích vào đầu ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ
  • Chạm máu vào que thử, máy sẽ phân tích và hiển thị lượng đường trong máu trên màn hình.
Theo Mai Phương/Tri thức

Tin liên quan

Những loại nước uống siêu rẻ nhưng cực kỳ tốt cho xương khớp, chống viêm khớp, loãng xương hiệu quả

Những loại nước uống bạn thấy hàng ngày này lại là 'thần dược' cho xương khớp, giàu canxi và chống...

Mẹo để kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường insulin một cách tự nhiên

Thêm các loại thảo mộc như cỏ cà ri, amla (quả lý gai Ấn Độ) hay nghệ… vào chế độ...

5 thói quen buổi sáng giúp đường huyết ổn định

Duy trì lượng đường trong máu có thể giúp hỗ trợ mức năng lượng ổn định hơn, tâm trạng tốt...

Giảm mỡ bụng hiệu quả đón Tết với 5 mẹo đơn giản này

Bạn muốn giảm mỡ bụng, lấy lại vóc dáng thon gọn để tự tin đón Tết thì hãy thực hiện...

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn nói 'không' với ăn thịt?

Mặc dù chế độ ăn thuần chay có thể là một lựa chọn lành mạnh, nhưng chế độ ăn thuần...

Đau cổ, tê bì một năm không khỏi, người phụ nữ phát hiện bệnh hiếm

Các bác sĩ nhận định đây là một ca u tủy cổ phức tạp, nếu không điều trị kịp thời,...

Ung thư đại trực tràng gia tăng toàn cầu, 3 dấu hiệu đáng chú ý

Nếu thấy xuất hiện những bất thường này, bạn nên đi kiểm tra sớm vì chúng có thể là dấu...

Tin mới nhất

Tác hại khôn lường khi học sinh đeo cặp sách nặng

02/01/2025 17:28

Bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ 4 điều cha mẹ cần nhớ để trẻ tăng sức đề...

02/01/2025 17:25

Đầu bếp ăn dặm chỉ cách tạo hứng thú cho trẻ trong chặng đường ăn dặm, giúp mẹ nhàn tênh

02/01/2025 17:24

Cách ru bé ngủ ngon, đặt xuống giường không bị tỉnh giấc theo nghiên cứu Nhật Bản

02/01/2025 17:22

Giáo sư Harvard: Vì sao không nên lên án những bà mẹ cho con ăn sữa công thức?

02/01/2025 17:20

Thực hư đậu đen, hà thủ ô giúp tóc bạc sớm đen trở lại

02/01/2025 12:21

Những điều tuyệt đối không được làm với trẻ sơ sinh

31/12/2024 08:17

Nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ giúp trẻ em không bị nhiễm bệnh mùa đông

31/12/2024 08:17

5 cách vệ sinh vùng kín giúp mẹ bầu tránh viêm nhiễm

30/12/2024 07:50

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình