Phụ Nữ Sức Khỏe

Sai lầm sơ cứu khiến người đột quỵ lỡ 'giờ vàng' sống sót

Nhiều người tin rằng bôi dầu, uống thuốc tuần hoàn não có thể giúp người thân khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đây là hành động sơ cứu sai lầm.

Đột quỵ có thể gây tử vong nếu bỏ lỡ thời gian vàng cấp cứu. Ảnh: Freepik.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó 2/3 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ tử vong hoặc chịu di chứng lâu dài. Trung bình, cứ 4 người trên 25 tuổi sẽ có một người đã và sẽ bị đột quỵ.

Năm 2023, cả nước ghi nhận gần 160.000 trường hợp tử vong do đột quỵ, bao gồm tắc mạch não và xuất huyết não. Tỷ lệ tử vong gia tăng không chỉ do nhập viện quá muộn, ngoài "giờ vàng", mà còn vì những sai lầm trong sơ cứu ban đầu, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể để trị đột quỵ

Theo ThS.BS Phạm Nguyên Bình, khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), không ít gia đình khi có người thân bị đột quỵ đã áp dụng các phương pháp truyền miệng như bôi dầu nóng, cạo gió, cắt lể.Tuy nhiên, đây là những phương pháp không có cơ sở khoa học và không mang lại hiệu quả trong điều trị đột quỵ.

Bác sĩ Bình cho biết, bệnh nhân đột quỵ khi nhập viện thường được chỉ định tiêm thuốc xử lý vùng tĩnh mạch. Việc bệnh nhân đã cắt lể trước đó có thể gây biến chứng chảy máu, làm tăng nguy cơ và khó khăn trong điều trị.

"Giờ vàng" trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não được khuyến cáo là 3-4,5 giờ đầu kể từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Việc áp dụng những phương pháp không khoa học không chỉ không có tác dụng mà còn làm bệnh nhân mất cơ hội được cứu chữa kịp thời. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ sống sót và tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Dùng thuốc tuần hoàn não để sơ cứu

Một trong những dạng đột quỵ phổ biến nhất là đột quỵ thiếu máu não (hay nhồi máu não). Đây là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn do huyết khối, làm gián đoạn dòng máu cung cấp cho não. Bệnh nhân nhồi máu não thường có biểu hiện như nói ngọng, méo miệng, yếu hoặc liệt tay chân.

Thuốc bổ não được biết đến với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não, cung cấp oxy và dưỡng chất, giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoặc hỗ trợ an thần. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định rằng các triệu chứng này không phải là dấu hiệu điển hình của đột quỵ. Đau đầu, chóng mặt hay mất ngủ thường liên quan đến các bệnh lý khác như rối loạn tiền đình hoặc suy nhược thần kinh.

Vì vậy, thuốc tuần hoàn não không có tác dụng trong điều trị đột quỵ thiếu máu não. Việc lạm dụng thuốc không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Người dân cần lưu ý, khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Dấu hiệu sớm của đột quỵ

Thời gian là yếu tố sống còn trong điều trị đột quỵ. Khi phát hiện người thân có các dấu hiệu dưới đây, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo "thời gian vàng" trong cấp cứu:

  • F (Face – Khuôn mặt): Một bên khuôn mặt chảy xệ, mắt sụp xuống hoặc miệng méo sang một bên. Khi cười, hai bên mặt mất cân đối rõ rệt.
  • A (Arms – Cánh tay): Một hoặc cả hai cánh tay không thể nâng lên qua đầu, hoặc có thể nâng lên nhưng rơi xuống ngay lập tức.
  • S (Speech – Lời nói): Nói lắp, nói khó hiểu, không thể phát âm rõ ràng một từ hoặc không nói hết được câu. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ để diễn đạt suy nghĩ hoặc không nói một cách mạch lạc.
  • T (Time – Thời gian): Nếu nhận thấy bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để tránh mất cơ hội điều trị.
Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Những loại nước uống siêu rẻ nhưng cực kỳ tốt cho xương khớp, chống viêm khớp, loãng xương hiệu quả

Những loại nước uống bạn thấy hàng ngày này lại là 'thần dược' cho xương khớp, giàu canxi và chống...

Mẹo để kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường insulin một cách tự nhiên

Thêm các loại thảo mộc như cỏ cà ri, amla (quả lý gai Ấn Độ) hay nghệ… vào chế độ...

Giảm mỡ bụng hiệu quả đón Tết với 5 mẹo đơn giản này

Bạn muốn giảm mỡ bụng, lấy lại vóc dáng thon gọn để tự tin đón Tết thì hãy thực hiện...

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn nói 'không' với ăn thịt?

Mặc dù chế độ ăn thuần chay có thể là một lựa chọn lành mạnh, nhưng chế độ ăn thuần...

Đau cổ, tê bì một năm không khỏi, người phụ nữ phát hiện bệnh hiếm

Các bác sĩ nhận định đây là một ca u tủy cổ phức tạp, nếu không điều trị kịp thời,...

Ung thư đại trực tràng gia tăng toàn cầu, 3 dấu hiệu đáng chú ý

Nếu thấy xuất hiện những bất thường này, bạn nên đi kiểm tra sớm vì chúng có thể là dấu...

5 thói quen buổi sáng giúp đường huyết ổn định

Duy trì lượng đường trong máu có thể giúp hỗ trợ mức năng lượng ổn định hơn, tâm trạng tốt...

Tin mới nhất

Tác hại khôn lường khi học sinh đeo cặp sách nặng

02/01/2025 17:28

Bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ 4 điều cha mẹ cần nhớ để trẻ tăng sức đề...

02/01/2025 17:25

Đầu bếp ăn dặm chỉ cách tạo hứng thú cho trẻ trong chặng đường ăn dặm, giúp mẹ nhàn tênh

02/01/2025 17:24

Cách ru bé ngủ ngon, đặt xuống giường không bị tỉnh giấc theo nghiên cứu Nhật Bản

02/01/2025 17:22

Giáo sư Harvard: Vì sao không nên lên án những bà mẹ cho con ăn sữa công thức?

02/01/2025 17:20

Thực hư đậu đen, hà thủ ô giúp tóc bạc sớm đen trở lại

02/01/2025 12:21

Những điều tuyệt đối không được làm với trẻ sơ sinh

31/12/2024 08:17

Nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ giúp trẻ em không bị nhiễm bệnh mùa đông

31/12/2024 08:17

5 cách vệ sinh vùng kín giúp mẹ bầu tránh viêm nhiễm

30/12/2024 07:50

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình