Thai động chính là cách mà em bé giao tiếp với mẹ và thế giới bên ngoài
Chắc hẳn chị em đã và đang có thai đều trải qua cảm giác bị đánh thức bởi những cái “thúc đạp” của em bé trong bụng. Nhiều người khi chưa có kinh nghiệm sẽ cảm thấy lo lắng vì những lần thai động vì sợ bé đang có vấn đề khó chịu. Tuy nhiên, trong tình trạng bình thường thì hiện tượng này chỉ là do thai nhi đang đói nên “nhắc nhở” mẹ ăn uống vào.
Ngoài ra, khi thai đã lớn hơn, lúc mẹ hay bố chạm vào bụng cũng làm bé “hoạt bát” hơn hẳn vì muốn giao lưu với thế giới bên ngoài. Thường thì càng gần cuối thai kỳ, thai động sẽ càng nhiều hơn, đặc biệt là trong thời gian từ tuần thứ 32 đến 34. Cho đến tuần thai 38 thì thai động sẽ giảm dần.
Làm sao để phán đoán tình trạng thai động cuối thai kỳ là bình thường?
Ngay cả ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ cũng nên bắt đầu chú ý hơn về những động thái của em bé trong bụng. Bạn sẽ nhận ra khả năng bé cử động ở từng thời kỳ sẽ không giống nhau. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Sohu sẽ hướng dẫn cách tính thai động sao cho tương đối chính xác.
Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu nên chia làm 3 buổi sáng, trưa và tối để ghi chú lại tình trạng thai động.
Mỗi lần như vậy bạn sẽ cần “nhẩm đếm” số lần thai động trong suốt một tiếng đồng hồ, tốt nhất là có thể chọn thời gian sau bữa cơm, bởi vì thai nhi lúc này khá hoạt bát. Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái sẽ dễ đếm số lần thai động hơn.
Tối trước khi đi ngủ, bạn lấy tổng số lần thai động cả 3 buổi trong ngày nhân với 4, thông thường sẽ ra khoảng 30 – 40 lần. Nếu có hôm thai nhi hưng phấn, vui vẻ hơn thì sẽ khoảng 50 lần hoặc hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo thai động bất thường
Tần suất thai động giảm đi
Thông thường, mẹ bầu có triệu chứng bị sốt có khả năng làm thai động giảm đi đáng kể. Nguyên nhân do thân nhiệt của mẹ tăng cao nên lưu lượng máu cung ứng cho tử cung và em bé cũng chậm lại và giảm nhiều.
Mẹ sẽ cảm nhận thai nhi trở nên “yên tĩnh” hơn thường ngày nên cần chú ý bổ sung thêm nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Thai động dữ dội sau đó dần dần giảm đi
Trường hợp này thường do mẹ bị chấn động từ bên ngoài hoặc bị âm thanh ồn ào kích thích quá mức. Lúc này, em bé trong bụng sẽ có phản ứng bằng cách “động” kịch liệt rồi từ từ giảm bớt nếu mẹ trở về trạng thái yên tĩnh và không còn tác động nào đến cơ thể.
Do vậy, trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ nên chú ý quan sát xung quanh để tránh tổn thương ngoài ý muốn, hạn chế đến nơi đông đúc náo nhiệt.
Thai động mạnh mẽ rồi đột ngột ngưng hẳn
Tình hình này đòi hỏi mẹ cần đặc biệt chú ý bởi vì có thể trong lúc em bé “nghịch” trong bụng đã bị dây rốn quấn vào cơ thể. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời sẽ có nguy cơ bé bị thiếu oxi cực kỳ nguy hiểm.