Phụ Nữ Sức Khỏe

Tại sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm? Bác sĩ chia sẻ 7 trường hợp có nguy cơ cao nhất, biết sớm để phòng thân

Vì sao chuyện đi tắm, gội đầu lại tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao tới vậy?

Vì sao đột quỵ thường xảy ra trong khi tắm?

Tắm gội là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mỗi người, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thi thoảng, chúng ta lại đọc được những trường hợp bị đột quỵ trong lúc đang tắm, hoặc ngay sau khi họ vừa tắm xong. Vì sao chuyện đi tắm, gội đầu lại tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao tới vậy?

 

Theo TS.BS Nguyễn Minh Đức (công tác tại Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM): Đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não dẫn đến nhồi máu não. Đột quỵ xảy ra trong lúc tắm thường là do dao động nhiệt lớn. Khi dao động nhiệt xảy ra quá đột ngột sẽ khiến cho trung tâm cảm biến nhiệt và điều nhiệt chưa kịp thích nghi, dễ gây ra tình trạng phản ứng co mạch. Cuối cùng, thúc đẩy nguy cơ đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim.

Hình minh họa

"Khi chúng ta từ 40 tuổi trở lên, cơ thể đã không còn sức dẻo dai và bền bỉ so với tuổi 30. Chúng ta tuyệt đối không tạo ra các tình huống biên độ dao động nhiệt lớn vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng", TS.BS Nguyễn Minh Đức chia sẻ.

TS.BS Nguyễn Minh Đức có một số chia sẻ về khả năng đột quỵ khi tắm và điều quan trọng cần làm để phòng ngừa như sau:

Theo bác sĩ, có 7 trường hợp dễ bị đột quỵ trong khi đi tắm, bao gồm:

1. Tắm khi vừa đi từ ngoài trời nóng về nhà. Đang đổ mồ hôi nhễ nhại thì vào tắm ngay với nước lạnh (tình huống này hay xảy ra trong mùa hè).

2. Tắm sau khi đi từ một xứ nóng (ví dụ miền Nam) đến một xứ lạnh và rét (ví dụ miền Bắc) hoặc ngược lại. Vừa đến thì vào tắm ngay (tình huống này hay xảy ra trong mùa đông).

Hình minh họa

3. Tắm sau khi nhậu xỉn cho tỉnh và mát.

4. Tắm khi đang ốm, cảm cúm, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao, đường huyết cao, người đang rất đuối và mệt.

5. Tắm có thói quen là xả thẳng vòi sen từ đầu xuống.

6. Đến bể bơi không cho cơ thể có thời gian thích nghi với nước mà ngay lập tức nhảy ùm xuống hồ.

7. Tắm vào ban đêm (thường sau 9h tối).

Bác sĩ chia sẻ 8 điều quan trọng khi tắm để tránh đột quỵ

1. Khi tắm cần tuyệt đối không xả nước trực tiếp từ đầu xuống chân, nên làm ướt chân trước để cơ thể làm quen với nhiệt độ nước.

Khi đi tắm hồ bơi hay ngâm mình trong bồn, nên ngâm chân trong hồ/bồn nước đến khi thấy hai chân cảm giác không bị lạnh toát thì lúc này mới an toàn.

2. Khi đang nóng, đổ mồ hôi nhễ nhại thì hãy ngồi chỗ mát cho ráo mồ hôi rồi hãy đi tắm.

Hình minh họa

3. Khi di chuyển từ một xứ nóng sang xứ lạnh và ngược lại thì vừa đến nơi, đừng tắm ngay. Nên chờ đủ 6 tiếng và tốt nhất là 1/2 ngày để cơ thể thích ứng với môi trường lạ rồi mới tắm.

4. Không tắm khi đang ốm đau, cảm cúm, đuối, chóng mặt, huyết áp cao, đường huyết cao và mệt. Thay vào đó hãy dùng khăn lông thấm nước ấm lau mình.

5. Tuyệt đối không tắm sau khi vừa nhậu xỉn, đặc biệt là đêm khuya. Nếu vẫn kiên quyết tắm thì hãy dùng khăn lông thấm nước lau mặt, lau mình, đợi sáng hôm sau tỉnh táo rồi tắm.

6. Với người từ 60-70 tuổi trở lên thì trong phòng tắm nên lắp thanh vịn ngang hông vì sàn nhà tắm rất ướt và độ bám chân của người lớn tuổi thường không tốt như người trẻ nên rất dễ trượt chân. Nguy hiểm hơn là dễ đập đầu vào các thiết bị như lavabo, bồn cầu, tường gạch...

7. Với người có bệnh lý tim mạch vành hoặc hẹp mạch não khi đi tắm thì nên khép hờ cửa. Không nên khóa chặt cửa và nên tắm lúc có người thân trong nhà.

"Tôi đã thấy rất nhiều trường hợp đột quỵ xảy đến, người bệnh đã cố gắng lết đến cửa nhưng không thể gượng dậy mở cửa được để kêu cứu hoặc có kêu cứu nhưng không ai nghe thấy để ứng cứu", TS.BS Nguyễn Minh Đức cho biết.

8. Nên tắm trước 8h tối

Cũng theo bác sĩ, những ai từ 40 tuổi trở lên nên đi khám tầm soát nhồi máu cơ tim với siêu âm tim + điện tâm đồ. Còn đối với người tầm soát nguy cơ đột quỵ thì cần làm MRI não có dựng ảnh mạch máu cảnh + não qua TOF3D.

Theo Đậu Đậu/Tổ Quốc

Tin liên quan

Những vấn đề sức khỏe thường gặp mà đàn ông có thể gặp phải sau 40 tuổi

Khi đàn ông già đi, đặc biệt là sau khi chạm mốc 40 tuổi, khả năng phải đối mặt với...

Cách chăm sóc người bệnh đột quỵ

Chăm sóc người bệnh đột quỵ (đột quỵ não) đúng cách sẽ giúp họ phục hồi nhanh hơn, giảm...

Việc làm nhỏ nhưng giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả

Khi trẻ còn nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, điều này dẫn đến trẻ dễ bị tổn...

Bất ngờ sợ nước, co cứng sau 2 tháng bị chó con cắn

Sau khi bị chó cắn, người phụ nữ ở Hòa Bình tự sát khuẩn bằng cồn tại nhà. Vì chủ...

Vụ bé trai 7 tuổi tử vong sau khi bị chó cắn: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Một tháng sau khi bị chó dại cắn, bé trai 7 tuổi tím tái, kích thích, sùi bọt mép, được...

1 thói quen hầu hết mọi người đều mắc khi đánh răng gây ra hàng loạt bệnh tật

Việc làm này vô tình tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Từ đó,...

Đau họng kiểu này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đừng chủ quan mà cần đi khám...

Có hơn 200 loại ung thư có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người. Các triệu chứng bệnh đôi...

Tin mới nhất

Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nàng hậu này 'theo chồng, bỏ cuộc chơi': Trở thành phu nhân của Phó...

2 giờ trước

Kubi - Anna nhà Khánh Thi Phan Hiển được báo chí nước ngoài khen ngợi: Tài năng được thừa hưởng...

2 giờ trước

Đám cưới hào môn của Midu và thiếu gia Minh Đạt: Chú rể bật khóc 'Anh hứa nhường em, cho...

2 giờ trước

Nhiều người vẫn chủ quan trước bệnh dại

2 giờ trước

Điểm chung của hầu hết ca bệnh ho gà ở Việt Nam

2 giờ trước

Cách xử lý đúng sau khi bị chó cắn, mèo cào

3 giờ trước

Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần mất chức năng

3 giờ trước

Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm thế nào

3 giờ trước

Tới thời Gen Z chuộng độ ngực và làm đẹp vùng kín

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình