1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes Aegypti mang vi-rút Dengue gây ra.
Những con muỗi cái mang mầm bệnh sau khi đốt người, sẽ khiến cơ thể người bị đốt mang vi-rút Dengue. 4-6 ngày sau khi bị muỗi vằn đốt, người bệnh mới bắt đầu phát bệnh với biểu hiện sốt cao liên tục, dưới da xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ nên được gọi là bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch do trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi đốt người đã bị nhiễm vi-rút Dengue, sau đó lại đốt người lành và truyền bệnh.
2. Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn đầu mới bị sốt xuất huyết, cha mẹ trẻ có thể nhầm tưởng con bị sốt phát ban hoặc viêm da do các chấm xuất huyết chưa thực sự rõ ràng. Do đó cần theo dõi các biểu hiện của bệnh để chẩn đoán về việc trẻ có bị sốt xuất huyết hay không.
3. Nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc bệnh sốt xuất huyết?
- Trẻ thường chạy nhảy, hoạt động liên tục khiến mồ hôi ra nhiều nên muỗi dễ phát hiện và đốt.
- Trẻ nhỏ thường thích tìm tòi, khám phá nên hay chơi đùa trong các góc khuất, tối là nơi trú ngụ thường xuyên của muỗi.
- Trẻ cũng chưa có ý thức phòng ngừa muỗi đốt hoặc biết cách xua đuổi muỗi nên “vô tư” để muỗi chích mà không hay biết.
- Sức đề kháng yếu của trẻ còn yếu nên khi bị muỗi đốt dễ mắc bệnh và cũng để lại biến chứng nguy hiểm hơn người lớn.
4. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Việc nhận biết trẻ em có bị sốt xuất huyết không có ý nghĩa quan trọng đến kết quả điều trị bệnh. Do vậy cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chủ động nắm vững những kiến thức cơ bản để nhận biết các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết.
Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em đa phần xuất hiện theo 3 giai đoạn tiến triển của bệnh từ nhẹ đến nặng như sau:
- Giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát):
+ Trẻ sốt khiến cha mẹ nhầm tưởng con mọc răng, bị cúm hoặc viêm đường hô hấp. Sau đó, trẻ sốt cao liên tục trên 38 độ C.
+ Quấy khóc nhiều
+ Mệt mỏi, mắt lờ đờ
+ Trẻ chán ăn, bỏ bú
+ Buồn nôn hoặc nôn trớ
+ Tại các lỗ chân lông trên người xuất hiện đốm xuất huyết li ti màu đỏ
+ Đi ngoài ra máu
+ Trẻ lớn biết nói có thể cho biết cơ thể đau nhức, đau đầu, đau hốc mắt
- Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn rất nguy hiểm diễn ra từ ngày thứ 3- thứ 6 sau khi trẻ nhỏ đã bị sốt xuất huyết. Vi-rút Dengue có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch, lượng bạch cầu, tiểu cầu trong máu của người bệnh giảm ở mức thấp đáng kể. Ngoài ra, trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết cần nhập viện ngay khi có các dấu hiệu sau:
+ Xuyết huyết dưới da nghiêm trọng
+ Hốc mắt sưng phù nặng
+ Đại tiểu tiện ra máu
+ Chảy máu mũi
+ Huyết áp thấp
+ Chân tay lạnh
+ Trụy tim mạch gây tử vong do không được điều trị kịp thời từ ban đầu
Ở giai đoạn này, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi. Sau khi bệnh bước vào giai đoạn ổn định có thể đưa trẻ về nhà.
- Giai đoạn hồi phục: Bước sang ngày thứ 7-10 sau khi nhiễm bệnh, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách trẻ sẽ dần phục hồi và chính thức bước qua giai đoạn nguy hiểm của bệnh:
+ Cơ thể bắt đầu hạ sốt dần
+ Có cảm giác đói, khát nước
+ Số lượng bạch cầu, tiểu cầu tăng
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thực sự nguy hiểm nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ không có những kỹ năng nhận biết dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị đúng phương pháp.
Ngược lại, nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng phác đồ thì tình trạng bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém nên phụ huynh không nên chủ quan, nhất là khi bệnh bước vào mùa dịch hoặc xung quanh trẻ đã có người mắc bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường tiếp xúc. Chỉ khi muỗi mang mầm bệnh đốt người lành mới có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cũng cần có ý thức phòng các bệnh lây nhiễm khác để tránh trẻ gặp biến chứng nặng hơn.
Ngoài ra, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Tuy trẻ không bị lây sốt xuất huyết nhưng có thể lây các bệnh khác khi cơ thể người bệnh đang trong giai đoạn suy nhược.
5. Biện pháp điều trị với hiện tượng sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là bệnh do vi-rút gây ra do vậy hiện nay chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em cụ thể. Biện pháp điều trị bệnh chính vẫn là giảm triệu chứng bệnh.
Đối với trẻ nhỏ khi bị mắc sốt xuất huyết nếu được nhập viện và theo dõi kịp thời, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giảm đến mức thấp nhất, chỉ khoảng 1% tai biến. Chỉ khi trẻ bị mất nước kéo dài do sốt cao mới khiến bệnh nặng hơn và gây tử vong.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần Aspirin và Ibuprofen có thể gây xuất huyết nặng thêm, đặc biệt là xuất huyết đường tiêu hóa ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Hiện nay, một số nước phát triển đã bắt đầu triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, loại vắc-xin này chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó các gia đình có trẻ nhỏ cần phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
6. Chăm sóc đúng cách khi trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, có người chăm sóc thường xuyên.
- Theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục. Khi trẻ sốt cho trẻ uống thuốc hạ sốt chứa Paracetamon đơn chất dạng viện hoặc dịch truyền. Hàm lượng sử dụng thuốc hạ sốt phụ thuộc độ tuổi, cân nặng của trẻ. Ngay khi trẻ hết sốt khi bước sang ngày thứ 3 khởi phát bệnh, gia đình càng phải thận trọng vì lúc này mới là giai đoạn nguy hiểm, cơ thể trẻ dễ bị sốc và trở nặng hơn.
- Tăng lượng nước uống hơn so với bình thường để bù nước do cơ thể sốt cao. Trẻ cần được uống nước điện giải oresol. Các loại nước lọc, nước trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh có tác dụng tăng sức bền thành mạch máu, giảm tình trạng xuất huyết.
- Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày. Xay hoặc nghiền thức ăn ở dạng lỏng, mềm, mát để bé dễ nuốt và tiêu hóa.
- Không tự ý thực hiện các biện pháp hạ sốt dân gian như cạo gió, giác hơi. Hoặc cho trẻ truyền dịch tại nhà hoặc cơ sở y tế không đủ uy tín.
7. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Phòng chống muỗi đốt là biện pháp hiệu quả giúp tránh lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Các gia đình các lưu ý:
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay và ngủ mắc màn.
- Tránh cho con trẻ chơi đùa gần nơi có nhiều cây cối, góc khuất, nước đọng nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.
- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là các khu vực kín, khuất trong nhà như gầm bàn, góc tủ...
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng.
- Phun thuốc diệt muỗi trong nhà và khu vực vườn cây, ao chuồng.
- Thu gom, tiêu hủy các phế thải xung quanh nhà như mảnh sành vỡ, chai lọ, bẹ lá...nhất là sau khi mưa.