Phụ Nữ Sức Khỏe

Chín câu phụ huynh không nên nói khi kỷ luật trẻ

"Đừng cãi mẹ" hay "Cứ đợi bố về nhà rồi biết!" là những câu không mang lại hiệu quả khi dạy con, thậm chí phản tác dụng.

Những lời bạn nói sẽ có tác động lâu dài đến cách trẻ cảm nhận về bố mẹ và bản thân. Do đó, ngay cả khi trẻ cư xử không đúng mực, hãy cố gắng bình tĩnh và lựa chọn từ ngữ cẩn thận. Dưới đây là 9 điều bạn không nên nói khi kỷ luật con. 

1. Mày cư xử y hệt mẹ mày!

Khi một ông bố nói với trẻ câu này, điều đó không có bất kỳ tác dụng răn đe nào. Việc liên tưởng hành vi của trẻ với người khác là không cần thiết, ngay cả với những câu tích cực hơn một chút như: "Sao con không ngồi yên ở bàn giống chị gái con?". Thay vì so sánh, bạn hãy giúp trẻ biết mình là cá thể riêng, có bản sắc. 

2. Con chỉ toàn gây rắc rối thôi!

Gán con bạn với biệt danh "kẻ gây rối" có thể khiến vấn đề về hành vi trở nên trầm trọng. Trên thực tế, ngay cả việc gọi con là "ngôi sao toán học" hay "thần đồng thể thao" cũng tác động tiêu cực đến nhận thức của con về giá trị bản thân. Do đó, bạn hãy tránh những câu nhận xét nhằm đóng khung trẻ như vậy. 

Ảnh: Getty Images

 3. Nín ngay, không nín thì biết tay tao!

Hãy kỷ luật hành vi chứ không phải cảm xúc của trẻ. Điều trẻ cần biết là cảm xúc của chúng vẫn ổn, nhưng hành vi là không thể chấp nhận được. Nếu trẻ khóc vì buồn, bạn không nên bắt trẻ tỏ ra vui vẻ. 

Tuy nhiên, nếu trẻ la hét và phá tung mọi thứ, bạn hãy kỷ luật nghiêm khắc, chờ trẻ bình tĩnh trở lại để trò chuyện, hướng dẫn cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực trong tương lai.

4. Con đã học được bài học nhớ đời chưa?

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc kỷ luật là giúp trẻ học hỏi từ những sai lầm chứ không phải cảm thấy xấu hổ vì đã gây rối. Do đó, bạn không nên tỏ ra cay nghiệt hay miệt thị con. Câu hỏi tốt hơn sẽ là: "Lần tới con sẽ cư xử như thế nào?" để đảm bảo trẻ đã hiểu vấn đề.

5. Cứ đợi bố về nhà rồi biết!

Câu nói này truyền thông điệp rằng bố mới là người nắm quyền kỷ luật, còn mẹ không thể xử lý được hành vi sai trái. Thực tế, bạn cần định hướng hành vi của con ngay khi xảy ra sự việc để đạt hiệu quả cao nhất.

6. Hay đấy. Nhẽ ra lúc nào con cũng phải làm thế này chứ nhỉ.

Đừng bao giờ biến lời chỉ trích thành lời khen ngợi theo một cách mỉa mai. Điều đó khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm và không mang lại hiệu quả giáo dục. 

7. Con đang làm mẹ phát điên đấy!

Một trong những điều mà phụ huynh không nên làm là bắt trẻ chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình. Bạn không nên đổ lỗi cho ai mà phải học cách tự kiểm soát suy nghĩ, hành vi và cảm xúc.

Cách hợp lý hơn để bày tỏ sự thất vọng của bạn là: "Mẹ thực sự không thích cách con cư xử ngày hôm nay".

8. Đừng cãi mẹ!

Một cuộc tranh luận cần có sự tham gia của hai bên. Mỗi khi bạn yêu cầu trẻ "đừng cãi", bất đồng sẽ không được giải quyết. Thay vào đó, để kết thúc vấn đề, bạn hãy giải thích kỹ về tác hại của hành vi không đúng mực, đưa ra cảnh báo và thiết lập hình phạt thích hợp nếu trẻ không sửa đổi. 

9. Mẹ sẽ không nói với con thêm lần nào nữa.

Nhắc nhở rất nhiều lần nhưng vẫn khẳng định sẽ không nhắc thêm lần nữa là thói quen xấu trong khi dạy con mà nhiều phụ huynh gặp phải. Điều đó khiến trẻ nghĩ rằng mình không cần chú ý lắng nghe mỗi khi bố mẹ dặn dò điều gì đó. 

Nếu trẻ không nghe lời sau khi bạn đã hướng dẫn một lần, hãy cảnh báo rõ ràng về lần tiếp theo và không nhân nhượng khi áp dụng hình thức kỷ luật đã thống nhất. 

Theo Thùy Linh/VNExpress

Tin liên quan

Trẻ em và thực phẩm: Những lời khuyên cha mẹ cần biết

Cha mẹ không cần đến bằng cấp về dinh dưỡng để nuôi những đứa con khỏe mạnh. Bạn chỉ cần...

Chủ động ngăn chặn bệnh cúm tấn công trẻ em

Thời tiết đầu mùa hè nóng ẩm thất thường là điều kiện cho các virut gây bệnh phát triển,...

5 kiểu cha mẹ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con

Từ lâu, nghiên cứu về hành vi của những người làm cha mẹ đã chỉ ra những nhóm phụ huynh...

Chuyên gia hướng dẫn cách chọn thực phẩm khoa học cho trẻ nhờ 3 bước đọc thông tin dinh dưỡng

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lúng túng trong việc chọn lựa thực phẩm cho trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên...

Suýt mất con vì cốc sữa: Đây là lý do các mẹ cần chú ý

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu cháu bé mới 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi...

Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Bé nhà cháu khá bụ nhưng có người nói bụ bẫm vẫn có khi bị còi xương. Xin bác sĩ...

7 điều cha mẹ nên làm để giúp trẻ có trí nhớ tốt hơn, lớn lên bé sẽ thông minh...

Dưới đây là 7 điều cha mẹ nên làm cho con mình để rèn luyện bé có trí nhớ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình