Phụ Nữ Sức Khỏe

Siêu thực phẩm được chị em phát cuồng trong thời gian gần đây, vừa dễ kết hợp với các loại hoa quả rau củ vừa có tác dụng chống ung thư

Cỏ lúa mì, lá mới nhú của cây lúa mì thông thường (Triticum aestivum) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Cỏ lúa mì được sử dụng dưới dạng nước ép hoặc dạng bột hoặc thuốc dưới dạng viên nang. Những chồi non này của cây lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng.

Những người quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe đã nói về những lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì trong nhiều năm. Các nghiên cứu đang phát hiện ra rằng lúa mì non có thể mang lại một số lợi ích quan trọng.

Cỏ lúa mì có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các chất chống oxy hóa như glutathione (một chất tự nhiên được sản xuất bởi gan và được tìm thấy trong trái cây, rau, thịt), vitamin C và vitamin E. Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giảm stress oxy hóa và bảo vệ chống lại các tình trạng sức khỏe như viêm khớp, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh. Trong cỏ lúa mì cũng chứa các enzym quan trọng, chất dinh dưỡng thực vật và chất diệp lục.

Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì bao gồm:

Ngăn ngừa ung thư

Với đặc tính chống oxy hóa, cỏ lúa mì có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Một số nghiên cứu đang chỉ ra rằng nó có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này là nghiên cứu trong ống nghiệm, do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu bổ sung để chứng minh tác dụng chống ung thư của cỏ lúa mì.

Một nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì có thể giúp giảm tác dụng phụ tiêu cực của các phương pháp điều trị ung thư thông thường.

Chống nhiễm trùng

Chất diệp lục trong cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn. Khi dùng ngoài da, cỏ lúa mì có thể giúp điều trị bỏng và tổn thương bằng cách ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước ép cỏ lúa mì có thể giúp điều trị vi khuẩn kháng kháng sinh.

Có thể làm giảm mức cholesterol

Một số nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì có khả năng giúp giảm mức cholesterol, từ đó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu duy nhất hiện có là nghiên cứu trên động vật. Một nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì có thể làm giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính tương tự như atorvastatin, một loại thuốc giảm cholesterol phổ biến. Mặc dù kết quả đầy hứa hẹn, nhưng các nghiên cứu trên người là cần thiết để xác định xem cỏ lúa mì có thực sự có tác động đến mức cholesterol hay không.

Giảm viêm

Một số nghiên cứu cho thấy cỏ lúa mì có thể giúp giảm viêm mãn tính, giảm nguy cơ phát triển các tình trạng như bệnh tim và ung thư. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống nửa cốc nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày trong một tháng giúp giảm chảy máu ở những người bị viêm loét đại tràng. Các nghiên cứu khác trong ống nghiệm cho thấy chất diệp lục trong cỏ lúa mì có thể giúp giảm viêm trong cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Cỏ lúa mì có chứa các enzym giúp cơ thể bạn phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt. Lá cỏ lúa mì rất khó tiêu hóa nên cỏ lúa mì thường được ép lấy nước. Uống nước ép cỏ lúa mì cũng có thể giúp giải độc, dẫn đến giảm đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép cỏ lúa mì có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Vì những nghiên cứu này liên quan đến chuột, nên cần có nhiều nghiên cứu hơn với con người để tìm xem liệu có mối liên hệ thực sự giữa cỏ lúa mì và việc quản lý lượng đường trong máu hay không.

Có thể cải thiện chức năng nhận thức

Cỏ lúa mì có thể có các đặc tính bảo vệ thần kinh, có nghĩa là nó có thể giúp cải thiện các chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các tình trạng suy giảm trí tuệ như bệnh Alzheimer.

Những điều cần chú ý

Nói chung, cỏ lúa mì là an toàn để sử dụng, tuy nhiên, có một số điều cần ghi nhớ như:

Khi mang thai

Cỏ lúa mì mọc trong đất hoặc nước và mọi người thường uống nước ép cỏ lúa mì tươi. Như vậy, cỏ lúa mì có thể bị nhiễm vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Do đó, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh dùng cỏ lúa mì.

Dị ứng với gluten - một loại protein trong lúa mì

Cỏ lúa mì là lá mầm tươi của cây lúa mì. Mặc dù vậy, chúng không chứa gluten. Gluten có trong hạt của cây lúa mì, không phải trong lá cỏ lúa mì. Nếu cỏ được cắt đúng lúc, chúng sẽ không có bất kỳ chất gluten nào. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo nên nếu bạn là người nhạy cảm với gluten, bạn nên đảm bảo rằng cỏ lúa mì mà bạn sử dụng đến từ một nhà sản xuất được chứng nhận là không chứa gluten.

Cách sử dụng cỏ lúa mì

Bạn có thể tìm thấy cỏ lúa mì tươi trong khu vực nông sản của hầu hết một số cửa hàng tạp hóa hoặc bạn có thể tự trồng ở nhà. Bạn có thể dùng máy ép để lấy nước ép cỏ lúa mì, uống riêng hoặc thêm nó vào món sinh tố hoặc nước trái cây yêu thích của bạn.

Cỏ lúa mì cũng được bán dưới dạng bột hoặc dạng viên nang. Bạn có thể thêm bột vào sinh tố và nước trái cây, hoặc nuốt viên nang với một cốc nước.

Ngoài sinh tố, bạn có thể thêm cỏ lúa mì vào các công thức nấu ăn khác như salad, cocktail hoặc mocktail trái cây, súp, bánh cupcake phủ bột lúa mì,…

Ngọc Minh (Dịch theo WebMD)

Tin liên quan

Loại thực phẩm vàng nên ăn vào bữa sáng vừa đủ dinh dưỡng lại tiêu tan mỡ bụng trong nháy...

Nhiều người trong chúng ta có lỗi khi ném một chiếc bánh sừng bò hoặc bánh nướng xốp vào miệng...

Cách nấu súp miso của người Nhật đơn giản mà giàu dinh dưỡng cho bữa sáng

Súp miso là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Nhật bởi giá trị dinh dưỡng cao...

Cùng với đậu xanh, đây là các loại giá đỗ giàu dinh dưỡng mà bạn nên thêm vào bữa cơm...

Giá đỗ là một nguyên liệu đặc biệt phổ biến trong món salad và các món ăn châu Á như...

Những loại rượu vang tốt nhất cho sức khỏe theo chuyên gia dinh dưỡng - Vang đỏ có phải loại...

Uống một lượng vừa phải rượu vang sẽ đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như giúp làm...

Bạn cảm thấy đói bụng trước khi đi ngủ? Đây là 5 món ăn vặt đêm khuya được các chuyên...

Bạn đang lục tung tủ để tìm một món ăn khuya trước khi đi ngủ? Đọc để tìm ra những...

Những người hay dùng “cái này” có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng dinh dưỡng của cơ thể

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đeo răng giả có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình...

Tại sao ăn bánh mỳ cũ lại tốt hơn bạn nghĩ! Đây là các nghiên cứu của chuyên gia dinh...

Cho dù bạn thích bánh mì nướng vàng hay đen, ổ bánh mì đông lạnh hay tươi, nó cũng làm...

Tin mới nhất

Người đàn ông bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ ngao ngán: tiết kiệm 1, phá sức khỏe 10, nhiều...

7 giờ trước

Cô gái bất ngờ nôn ra nước đen sau khi đau bụng kinh, bác sĩ: bệnh này không chữa được

7 giờ trước

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2: Nếu thuộc nhóm người này bạn cũng nên thận trọng

7 giờ trước

Thường xuyên bị đỏ mắt và ù tai, người đàn ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phổi...

8 giờ trước

5 xu hướng chăm sóc tóc theo kiểu Hàn Quốc nhất định phải thử, vừa đơn giản nhưng cực hiệu...

8 giờ trước

Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa, cần làm gì?

12 giờ trước

Thiếu muối i-ốt, gánh nặng cho tuyến giáp, cần ăn gì bổ sung?

12 giờ trước

Xu hướng mới trong điều trị ung thư vú

22 giờ trước

Cảnh báo: Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ vật nuôi chui vào cơ thể

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình