Phụ Nữ Sức Khỏe

Sản phụ 135 kg ở Phú Thọ sinh con nặng 4,1 kg

Đây là một ca mổ đặc biệt khi thai phụ có cân nặng lên đến 135 kg, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình gây mê và phẫu thuật.

Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 4,1 kg, có phản xạ tốt. Ảnh: BVCC.

Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) cho biết đã phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ N.L. (trú tại huyện Cẩm Khê).

Chị L. mang thai lần 2. Khi thai được 38 tuần và có dấu hiệu chuyển dạ, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng gặp khó khăn do cân nặng lớn.

Nhận định đây là ca mổ có nhiều rủi ro, các bác sĩ khoa Phụ sản và Chăm sóc sức khỏe sinh sản đã tổ chức hội chẩn kỹ lưỡng, đưa ra phương án dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

 
Các bác sĩ phẫu thuật lấy thai cho sản phụ. Ảnh: BVCC.

May mắn, ca mổ diễn ra thuận lợi. Em bé chào đời khỏe mạnh, nặng 4,1 kg, có phản xạ tốt. Sau mổ, sức khỏe sản phụ ổn định, tiên lượng tốt và dự kiến có thể xuất viện vào ngày 5/3.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Thị Ngọc Lan, Phó Trưởng khoa Phụ sản và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, đây là sản phụ có cân nặng cao nhất mà đơn vị này từng tiếp nhận.

Béo phì ở phụ nữ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương và một số loại ung thư. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị béo phì khi trưởng thành.

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu béo phì cần cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của thai nhi nhưng phải ưu tiên các thực phẩm lành mạnh như rau củ, chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật), đồng thời hạn chế thực phẩm chiên xào. Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ khám sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động và kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm nguy cơ biến chứng.

Theo Bộ Y tế, cân nặng thai nhi lý tưởng nằm trong khoảng 2,5-3,5 kg, trên 3,5 kg được coi là thai to. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần khám thai định kỳ, đặc biệt với thai nhi lớn, để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Tầm soát tiểu đường thai kỳ cũng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Theo Phương Anh/Tri thức

Tin liên quan

Phụ nữ mang thai nhiễm cúm: Coi chừng mất con

Phụ nữ mang thai nhiễm cúm thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn và thời gian hồi phục lâu hơn...

Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy

Thời tiết thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh, khiến thực phẩm dễ bị nhiễm...

Bé gái đông đặc phổi do mắc cúm A

Bé gái 5 tuổi nhập viện với tình trạng sốt cao kéo dài, suy hô hấp tiến triển nhanh, được...

Cách tránh thai an toàn cho người ngại bao cao su

Người dân nên hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cũng như thảo luận với bác sĩ...

Căn bệnh khoảng 10% phụ nữ mắc phải khi mang thai

Đái tháo đường thai kỳ là triệu chứng tương đối phổ biến, thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu...

Sản phụ 21 tuổi "đẻ rơi" con tại nhà

Ở nhà thấy đau bụng và bị vỡ ối, do cơn co đến dồn dập, sản phụ đã rặn theo...

Tâm sự nam bác sỹ sản khoa: Áp lực nhưng hạnh phúc khi nghe tiếng khóc chào đời

Không nên đặt ra vấn đề bác sỹ sản phụ khoa phải là nam hay nữ. Xã hội ngày càng...

Tin mới nhất

Cách làm nước chấm mù tạt

1 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn kém ngon

1 giờ trước

6 lợi ích bất ngờ khi uống nước ép cà chua hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Trứng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn thế nào mới đúng cách?

1 giờ trước

Được mệnh danh là "trùm" dinh dưỡng, quả chuối mang đến nhiều công dụng bất ngờ không phải ai cũng...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả mận?

21 giờ trước

Ăn xoài thường xuyên có tốt không? 4 công dụng tuyệt vời của xoài đối với sức khỏe

21 giờ trước

Bật mí 2 cách làm thịt bò xào tỏi thơm mềm đậm vị

1 ngày 19 giờ trước

Cách bảo quản đậu bắp giữ được lâu

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình