Phụ Nữ Sức Khỏe

Người đàn ông nguy kịch, thở máy vì giẫm phải vật này

Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng không tiêm huyết thanh phòng uốn ván.

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận người bệnh L.M.T. (SN1965) ở huyện Thanh Thủy trong tình trạng khó thở, cứng hàm, suy hô hấp, viêm phổi, được chẩn đoán mắc uốn ván giai đoạn toàn phát mức độ nặng.

Theo chia sẻ của người nhà, khoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng không tiêm huyết thanh phòng uốn ván.

Trong thời gian điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ phải áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực như: kiểm soát hô hấp nhân tạo (mở khí quản thở máy), dùng huyết thanh kháng độc liều cao, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng, dùng kháng sinh dự phòng chống bội nhiễm...

Ảnh minh họa: Internet

Sau 4 tuần điều trị, người bệnh tỉnh, bỏ được máy thở, tự thở qua canuyn mở khí quản, hết co giật, người bệnh chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi.

Theo chia sẻ của TS.BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, uốn ván là bệnh lý cấp tính nặng, vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới hai dạng: dạng nha bào tồn tại ngoài môi trường và dạng hoạt động tồn tại trong cơ thể thông qua vết thương.

Uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào.

Các vết thương có thể nhỏ như: gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tại… hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng sâu… thậm chí có thể gặp khi nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ bị nhiễm bẩn…

Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng, co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở. Điều trị các ca uốn ván nặng cũng đòi hỏi quá trình chăm sóc tích cực, thở máy kéo dài, nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh uốn ván có thể gặp trên toàn cầu, ở mọi lứa tuổi, có thể quanh năm, đặc biệt ở những khu vực điều kiện vệ sinh kém.

Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tất cả những người chưa được tiêm vaccine phòng uốn ván đều có thể bị bệnh.

Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da.

Tuy nhiên, rất tiếc là có nhiều trường hợp giống như người bệnh T. ở trên, thường chủ quan không đến cơ sở y tế kiểm tra và tiêm phòng dẫn tới bệnh phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo: Những người có nguy cơ cao như: nông dân, người làm công việc dọn vệ sinh, công nhân xây dựng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh nở, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được tiêm phòng uốn ván đủ liều.

Khi bị vết thương ngoài da, đặc biệt là những vết thương bị nhiễm bẩn, dính đất cát, bụi bẩn thì cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.

Tuyệt đối không tự xử lý vết thương tại nhà theo các phương pháp đắp các loại lá cây, cỏ không đảm bảo vệ sinh. Chăm sóc vết thương không đúng cách có thể là nguyên nhân tạo điều kiện xâm nhập của các vi trùng uốn ván.

Theo Minh Nhật/Dân Trí

Tin liên quan

Bệnh phong cùi là gì?

Trước đây bệnh phong cùi được biết đến như loại bệnh nan y, vậy bệnh phong cùi là bệnh gì...

Chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư

Giấc ngủ và ung thư có mối quan hệ phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực...

Những việc tránh tuyệt đối không làm khi trời chuyển lạnh kẻo nguy hiểm cho sức khoẻ

Khi thời tiết bỗng chuyển lạnh đột ngột và kéo dài thì nguy cơ cao bạn có thể gặp...

Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi?

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Michael T. Lu, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hình ảnh Tim mạch...

Những thói quen xấu 'tàn phá' hệ miễn dịch khiến cho bạn 'ốm đau triền miên'

Hệ miễn dịch giúp chống lại các sinh vật bên ngoài có thể gây ra bệnh tật và nhiễm trùng...

Bảy điều dễ làm giúp ngăn ngừa 7 loại ung thư

Một nghiên cứu dựa trên gần 95.000 người Anh cho thấy bạn có thể giảm tới 30% nguy cơ...

Thích ăn uống theo kiểu này, quý ông “khỏe” bất ngờ

Một trong những kiểu ăn uống nổi tiếng ngon và lành mạnh nhất thế giới tác động đến cả "bộ...

Tin mới nhất

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

6 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

6 giờ trước

Nữ chính trong 'Lật mặt 7' của Lý Hải: Từng bị quỵt cát-xê nhưng vẫn đam mê diễn xuất, 70...

7 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

13 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

13 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

13 giờ trước

Hà Cảnh bất ngờ làm Cameo trong "Khó dỗ dành', đập tan tin đồn bất hòa với Bạch Kính Đình?

14 giờ trước

Dương Mịch chính thức chuyển hình thất bại vì Cáp Nhĩ Tân 1944?

14 giờ trước

Lưu Thi Thi có cảnh đi dưới mưa xứng đáng được 'phong thần', tiếp tục chứng minh đẳng cấp sao...

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình