Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh phong cùi là gì?

Trước đây bệnh phong cùi được biết đến như loại bệnh nan y, vậy bệnh phong cùi là bệnh gì có nguy hiểm không?

Trước đây bệnh phong (bệnh cùi, hay bệnh Hansen) được coi là loại bệnh nan y không có thuốc chữa và ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần vì bị xã hội kỳ thị, lẫn sức khỏe của bệnh nhân. Lý do, những biến chứng của bệnh gây biến dạng tay chân, mất khả năng lao động. Tuy nhiên, ngày nay đã có thuốc điều trị khỏi bệnh và phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm thì không để lại di chứng.

Bệnh phong cùi là gì?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, bệnh phong cùi hay còn gọi là bệnh phong, tên khoa học là bệnh Hansen. Bệnh này do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium Leprae gây ra. Căn bệnh nhiễm khuẩn mạn tính này xuất hiện từ rất lâu và ở nhiều quốc gia. Nhưng các nước có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới được cho là có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn.

Nếu không được điều trị, bệnh phong cùi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét da, yếu cơ, thậm chí là tổn thương hệ thần kinh, biến dạng tay chân khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn tật và mất khả năng lao động.

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh phong cùi:

- Cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng da nổi dát, nổi mảng hay những cục có màu trắng, đỏ hoặc sẫm màu.

- Da của bệnh nhân phong cùi thường có xu hướng khô và ít tiết mồ hôi.

- Dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương, vì thế người bệnh thường không có cảm giác đau ở những vùng da bị bệnh.

- Người bệnh có thể bị yếu cơ, teo cơ đầu chi, có thể ở cả cẳng chân và cẳng tay, liệt thần kinh hông khiến cho các chi bị biến dạng, đi lại và lao động sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí bệnh nhân có nguy cơ tàn tật.

- Khi mắc bệnh phong, người bệnh sẽ có thể gặp phải những vấn đề về thị lực, chẳng hạn như tổn thương giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa, mắt không thể nhắm kín được.

- Nghẹt mũi mạn tính, thường xuyên bị chảy máu cam.

- Bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng suy thận.

Bệnh phong cùi có lây không là băn khoăn của không ít người

Bệnh phong cùi có lây không?

Bệnh phong cùi có lây không là thắc mắc của không it người. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - bác sĩ ba liễu - khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, bệnh phong có lây, nhưng lây rất chậm và ít lây.

Vi khuẩn gây bệnh phong tồn tại chủ yếu trong dịch tiết của đường hô hấp trên như mũi, họng và dịch tiết ở vết thương da. Vì vậy, bệnh có thể lây lan theo 2 kiểu sau.

Lây truyền qua đường hô hấp

Đối với những người mắc bệnh phong cùi nhưng chưa được điều trị, mỗi ngày, trung bình người này có thể giải phóng khoảng 100 triệu trực khuẩn phong ra ngoài thông qua đường thở và xuất tiết qua dịch tiết ở mũi họng.

Khi ra môi trường bên ngoài, vi khuẩn phong lại có thể tồn tại khá lâu, thậm chí có thể lên đến 1 - 2 tuần. Đặc biệt, môi trường càng tối ẩm, hoạt động của chủng vi khuẩn này càng mạnh. Do đó, việc tiếp xúc hay ở trong khu vực của người mắc bệnh phong lâu ngày sẽ khiến nguy cơ lây bệnh cực kì cao.

Lây truyền qua đường tiếp xúc

Bên cạnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp, trực khuẩn phong cũng có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Những người sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bát đũa... hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh phong đều có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh phong có tốc độ tăng trưởng rất chậm. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là 5 năm, hay thậm chí, một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh không xuất hiện trong 20 năm sau khi nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh phong cũng rất khó lây và tỷ lệ lây nhiễm rất thấp.

Trên đây là những thông tin về bệnh phong cùi, hi vọng những thông tin trên có ích đối với bạn.

Theo THANH THANH/VTC News

Tin liên quan

4 thói quen để sống hạnh phúc, khoẻ mạnh và kéo dài tuổi thọ

Thực tế có 4 bí quyết đơn giản giúp trường thọ, duy trì sức khỏe, cơ thể dẻo dai...

Cách để có cuộc sống khỏe mạnh và kiểm soát bệnh tiểu đường

Dưới đây là một số cách giúp chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh hơn và từ đó sẽ kiểm...

5 thói quen buổi tối có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Đi ngủ đúng giờ, lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường melatonin, bữa tối chánh niệm… là một số thói...

Thanh niên 20 tuổi bất ngờ phát hiện mắc hội chứng thận hư dù không có triệu chứng, đây là...

Bác sĩ lưu ý các trường hợp trẻ sinh ra nhẹ cân cần phải lưu tâm theo dõi hội...

Chuyên gia chia sẻ cách nuôi dạy con hiếu động, giúp trẻ bình tĩnh mà không cần dùng đòn roi

Mặc dù việc nuôi dạy một đứa trẻ quá hiếu động có thể khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn...

Người đàn ông thoát cảnh 6 năm mù lòa, mắt đau đớn nhờ ghép giác mạc

Sau tai nạn, người đàn ông 50 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thủy tinh thể, giác mạc,...

Bị đau họng nên ăn uống gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu có thể khiến bạn khó ăn uống. Tham khảo...

Tin mới nhất

10 năm chăm cháu nội không lấy 1 đồng công, lúc cháu lớn khôn tôi phải xách giỏ về quê...

12 giờ trước

Ghé nhà bạn chồng chơi, nửa đêm thấy con cô ấy đứng ở ban công làm hành động lạ

1 ngày 21 giờ trước

Cháu đi 300 cây số về quê nghỉ lễ, bà nội chỉ cho ăn đồ thừa, nhìn mâm cơm tôi...

1 ngày 21 giờ trước

Về quê ăn lễ nắng nóng 40 độ nhưng bà nội không cho cháu bật điều hoà, tôi cảm ơn...

1 ngày 21 giờ trước

Trở lại thành phố sau kì nghỉ lễ, chồng khăng khăng đòi đưa con 10 tháng tuổi đi xe máy...

1 ngày 23 giờ trước

Làm giúp việc 15 năm, sau khi bà chủ qua đời tôi bất ngờ có tên trong di chúc kèm...

1 ngày 23 giờ trước

Hết lễ đưa con gái về lại phố, tôi choáng váng khi thấy trong cặp sách con một xấp tiền...

1 ngày 23 giờ trước

Chồng đi làm về giữa đêm phát hiện vợ nằm ngủ còn con mất tích, đứa trẻ ở nơi không...

2 ngày 11 giờ trước

Bà nội trông cháu lương 10 triệu/tháng, thấy con béo tốt từng ngày tôi vội vã nói bà về quê,...

2 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình