Phụ Nữ Sức Khỏe

Độc không kém 'thạch tín', 4 thói quen nấu nướng trong bếp vô tình dẫn đến ung thư phổi, thường gặp nhất là số 1 

Một số thói quen trong nấu nướng này vô tình dẫn đến bệnh ung thư phổi, căn bệnh khiến 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm. Đặc biệt, nhiều gia đình có thói quen này.

Ung thư phổi nguy hiểm ra sao?

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, ung thư phổi (tiếng Anh là Lung Cancer) là loại ung thư khởi phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh. Hai lá phổi trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải carbon dioxide (CO2) khi thở ra.

Các bác sĩ chia u phổi (đường hô hấp) ác tính thành hai loại chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào khối u thư dưới kính hiển vi. Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:

Ho kéo dài;

Ho có đờm hoặc máu;

Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;

Khàn tiếng;

Hụt hơi;

Thở khò khè;

Suy nhược và mệt mỏi;

Chán ăn dẫn đến sụt cân.

Mệt mỏi, ho kéo dài, biếng ăn dẫn tới sụt cân cần cảnh giác với u phổi ác tính. Ảnh: Internet

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

Theo Medlatec, xét về nguyên nhân gây ung thư phổi, có thể kể tới các nhóm phổ biến sau đây:

- Ảnh hưởng của khói thuốc lá: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi ở cả hai giới. ước tính có khoảng 80 - 90% các trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động)

- Bụi phóng xạ và radon: đây là những chất ô nhiễm tự nhiên và có thể len lỏi vào nhà qua các khe hở và kẽ đất, khó có thể nhận biết vì chúng không màu, không mùi, không vị;

- Tiếp xúc nhiều với amiăng: tỷ lệ phát triển tế bào ác tính ở phổi cao gấp 90 lần so với người không tiếp xúc amiăng; Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác định một số tác nhân nghề nghiệp là chất gây ung thư phổi bao gồm: thạch tín, amiăng, bis-chlorometyl ete, berili, cadmi, crom, silica tinh thể, niken, radon, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhôm, khói từ than cốc và khí hóa than. Nguy cơ ung thư phổi thay đổi tùy vào từng chất gây ung thư và thời gian tiếp xúc. 

- Do di truyền: phụ nữ sở hữu đột biến di truyền cũng có thể là mục tiêu của bệnh ung thư phổi;

- Nhiễm khuẩn: nhiễm phải virus HPV gây u nhú ở người;

- Không khí ô nhiễm: làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, nhất là dạng ung thư biểu mô tuyến.

- Do tiếp xúc với khói bếp, khói dầu trong nấu ăn. Theo Báo Phụ nữ Việt Nam, một nguyên nhân khác mà ít ai biết tới nhưng có tỷ lệ mắc rất cao chính là: - Tiếp xúc với khói bếp, khói dầu trong quá trình nấu nướng hoặc hít phải nấm mốc thường xuyên.

4 thói quen gây ung thư phổi

Cũng theo Phụ nữ Việt Nam thông tin từ WHO, lượng khói bốc lên từ bếp hoặc đám cháy trong nhà có liên quan đến khoảng 1,6 triệu ca tử vong mỗi năm ở các nước đang phát triển. Nghĩa là cứ 20 giây thì lại có 1 người mất mạng vì chúng mà nguyên nhân tử vong phần lớn liên quan đến ung thư, nhất là ung thư phổi.

4 thói quen xấu trong nhà bếp gây ung thư phổi

- Để dầu sôi đến bốc khói

Không ít người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nó sản sinh nhiều chất độc hại. Trong đó có chất gây ung thư hàng đầu benzopyrene và peroxide.

Khi xâm nhập vào cơ thể người chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người, gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi. Hơn nữa, bản thân khói dầu ăn cũng được WHO xếp hạng vào nhóm chất gây ung thư 2A, là nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.

Rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Ảnh: Internet

- Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần

Nghiên cứu tại Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein.

Bản thân dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu, các vitamin có trong dầu lúc này đã bị phá hủy. Hơn nữa, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm vô cùng nguy hiểm, trong khi mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Nhất là nếu bạn thường xuyên hít phải khói dầu bên cạnh việc ăn chúng.

-  Không đánh rửa kỹ nồi chảo khi chuyển món

Thói quen này không hề hiếm gặp chút nào. Lý do có thể là do lười biếng, ngại đánh rửa nồi chảo nhiều lần. Cũng có thể là do bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian, hoặc muốn tận dụng phần dầu mỡ thừa còn sót lại để nấu tiếp các món khác.

Nhưng cần phải hiểu rằng, nếu bạn không rửa nồi, chảo sau khi nấu, dư lượng thực phẩm và chất béo còn lại trong món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao sẽ tiếp tục bị nấu. Quá trình này tạo ra chất benzopyrene, là 1 chất gây ung thư nguy hiểm.

Phụ nữ dù không hút thuốc vẫn có nguy cơ mắc bệnh phổi cao. Ảnh: Internet

Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo. Nó cũng làm món ăn bốc khói nhiều hơn, không chỉ gây khó chịu cho thính giác, thị giác mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

- Đóng kín cửa khi nấu ăn

Nhiều người thích đóng kín cửa khi nấu nướng vì sợ khói dầu bay vào các phòng khác. Cũng có người đóng cửa sổ, lo lắng gió thổi vào sẽ ảnh hưởng đến nấu nướng, không có lợi cho việc hút khói dầu của máy hút mùi.

Nhưng thực tế thì cách làm này rất phản khoa học. Bởi trong không gian kín, chúng ta sẽ hít phải rất nhiều khói dầu, gây bệnh cho hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe hãy giữ cho không gian bếp thông thoáng khi nấu ăn. Tốt nhất là mở cả cửa chính và cửa sổ, đồng thời vẫn bật máy hút mùi. Như vậy, lượng khói không bị hấp thụ bởi máy hút mùi cũng sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn.

Cách giúp phòng ngừa ung thư phổi

Theo VnExpress, giảm rủi ro nghề nghiệp, tránh hút thuốc, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

-  Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư phổi. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như formaldehyde, benzen, asen. Những hóa chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh về đường hô hấp khác. Giảm tiếp xúc với thuốc lá thụ động, bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số cách có thể giúp bạn bỏ thuốc lá như liệu pháp thay thế nicotin, cai thuốc bằng cách ăn kẹo mỗi khi thèm thuốc...

-  Giảm rủi ro nghề nghiệp: Nếu làm việc trong môi trường có các chất gây ung thư, người lao động cần trang bị phương tiện bảo hộ phù hợp.

- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư phổi. Tăng cường ăn trái cây, rau củ, protein nạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Các thực phẩm như táo, bông cải xanh bina, cá, tỏi, ớt đỏ, gà, hành củ có lợi cho chế độ ăn uống ngăn ngừa ung thư.

- Hạn chế uống rượu: Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến - một loại ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi ở những người uống bia, rượu mỗi ngày tăng 11% so với người không uống.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.  

- Cân nhắc về thực phẩm bổ sung 

-  Khám sức khỏe định kỳ.

Thiên Bảo (t/h)

Tin liên quan

Công dụng tuyệt vời của giấm trắng: Khử mùi hôi, mùi thuốc lá, làm mềm khăn và cái cuối cùng...

Giấm trắng không chỉ là một loại gia vị trong bếp mà nó còn được dùng với rất nhiều công...

Không phải ngâm nước muối, đây mới là cách rửa rau sống sạch mầm bệnh, giảm đến 90% vi khuẩn

Ngâm rau sống qua nước muối rồi vớt ra, vẩy nước và ăn ngay chính là cách rửa sau sống...

Tưởng chừng chỉ là thứ vứt đi, ai ngờ bã cà phê lại có công dụng tuyệt vời thế này,...

Chớ dại bỏ ngay bã cà phê vào thùng rác, bởi lẽ, chúng có nhiều công dụng tuyệt vời với...

Chuyên gia tiết lộ: Nhìn 3 giây biết ngay đậu phụ ngon, không chứa thạch cao lại mềm mịn, an...

Chỉ cần thuộc lòng cách chọn đậu phụ ngon dưới đây, bạn sẽ mua được những bìa đậu an toàn,...

Vợ bỏ cả quả chuối vào nồi cơm khiến chồng khó hiểu, đến lúc ăn mới biết vì sao

Không chỉ chồng, mẹ chồng khó tính đến mấy cũng phải thích thú với kết quả bất ngờ mà bí...

9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm, cách này đúng hay sai?

Nước sôi khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn, việc này vừa giúp rút ngắn thời gian vào bếp vừa...

Biết được lý do không nên rửa thịt gà trước khi chế biến bà nội trợ nào cũng "rùng mình"...

Ngay cả những đầu bếp chuyên nghiệp cũng có những ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên rửa...

Tin mới nhất

10 loại nước tốt ngang “thuốc bổ thượng hạng”, giúp thanh lọc phổi, dưỡng nhan tốt: Rất sẵn ở Việt...

11 giờ trước

4 loại thực phẩm thần kỳ có sẵn trong bếp giải quyết tình trạng da bong tróc, khô sạm

11 giờ trước

5 cách tẩy tế bào chết cho môi đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà

11 giờ trước

Khám phá loại mặt nạ "quen mặt" không những giúp da sáng, đều màu mà còn căng mịn tràn đầy...

11 giờ trước

Uống nước chanh ấm pha thêm thứ này giúp tăng tốc giảm cân, da sáng khỏe, eo săn chắc

11 giờ trước

'Ông bố quốc dân' của phim VTV: Trải qua nỗi đau mất đi 3 người thân trong cùng 1 ngày,...

11 giờ trước

Triệu Kim Mạch và Tống Uy Long đóng phim của nhà văn Cố Mạn, liệu có thành công như Triệu...

11 giờ trước

Tình trạng đáng báo động của Trịnh Sảng, nghi bị tình cũ cấm gặp hai con vì mắc trầm cảm,...

11 giờ trước

'Đỉnh lưu' Lộc Hàm 2 lần liên tiếp khiến người hâm mộ 'nổi đóa' vì điều này

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình