Phụ Nữ Sức Khỏe

Nợ miễn dịch là gì? Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em như thế nào?

Sự gia tăng các bệnh thông thường như Adenovirus, RSV, sốt xuất huyết, cúm A... được lý giải có nguyên nhân một phần do "nợ miễn dịch" do thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid-19 trước đó.

1. Nợ miễn dịch là gì?

Các nhà khoa học giải thích rằng, nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Tất các các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19 trước đây chẳng hạn như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang... cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.

Các loại bệnh thông thường được nhắc đến ở đây là các nhóm bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như cúm A, Adenovirus, cúm mùa, RSV, viêm họng liên cầu...

Mặc dù các biện pháp này đem lại những tác dụng có lợi ngắn hạn nhưng khi các biện pháp ngăn ngừa này không còn phổ biến, trẻ quay trở lại trường học thì nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.

Nkeiruka Orajiaka, MBBS, MPH, bác sĩ nhi khoa phòng cấp cứu tại ER ở Columbus, Ohio cho biết: "Ở trẻ em, miễn dịch tự nhiên được hình thành sau khi tiếp xúc với virus và vi khuẩn trong quá trình học tập và vui chơi tại trường học, tiếp xúc với bạn bè. Tuy nhiên, việc xây dựng khả năng miễn dịch qua tiếp xúc thông thường này bị hạn chế, hay có thể nói là dừng lại khi Covid-19 bùng phát dẫn đến hầu hết các trẻ gặp phải tình trạng nợ miễn dịch hoặc thiếu kích thích miễn dịch do tiếp xúc giảm sút".

Giải thích này cũng phù hợp hơn với tình trạng bùng phát các ca bệnh do virus và vi khuẩn ở trẻ em sau khi quay trở lại trường học thời gian gần đây.

Nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên (Ảnh: Internet)

Trong chuyên đề Chuyện khó có bác sĩ - với nội dung Dấu hiệu và phòng ngừa bệnh do virus Adeno, Chuyên gia dịch tễ học, Nguyên trưởng khoa Truyền nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1 TP HCM), bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng có chia sẻ về tình trạng nợ miễn dịch ở trẻ em, giải thích cho việc trẻ em nhập viện do Adenovirus hiện tại không có liên quan tới bản chất của virus Covid-19.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: "Việc một em bé sinh ra cách đây 2,3 năm thì giãn cách xã hội chắc chắn khiến em bé đó không hòa nhập (tiếp xúc giữa người với người) được với xã hội. Nguyên tắc hòa nhập xã hội sẽ tạo ra miễn dịch từ từ, bao gồm cả Adenovirus hay các loại virus khác. Nhưng do không có hòa nhập nên chắc chắn miễn dịch tự nhiên không có. 

Khi hòa nhập xã hội nhiều hơn thì chắc chắn số ca bệnh sẽ nhiều hơn, không giống với việc lai rai từng đợt như trước đây. Khi trẻ ra ngoài đi học, vui chơi, tiếp xúc xã hội sẽ có lỗ hổng miễn dịch tự nhiên nên gây bệnh".

2. Vậy làm cách nào để bảo vệ sức khỏe của trẻ?

Thực tế thì cách hiệu quả nhất dể giữ cho con bạn được bảo vệ khỏi sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng chính là việc cả gia đình cần phải tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ càng nhiều càng tốt. Điều đó có nghĩa là cần tránh xa khỏi những người đang bị ốm, giữ khoảng cách an toàn khi ở những nơi đông người, tránh đưa tay chưa rửa lên mặt, rửa và vệ sinh tay sau khi chạm vào các bề mặt chung.

Cụ thể:

- Tiêm phòng

Để bù đắp lỗ hổng miễn dịch tự nhiên thì việc tiêm phòng để tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ là điều quan trọng. Các mũi tiêm như tiêm phòng cúm, thủy đậu, virus Rota, ho gà, não mô cầu... đặc biệt là tiêm ngừa Covid-19 nếu con bạn đủ điều kiện.

Để bù đắp lỗ hổng miễn dịch tự nhiên thì việc tiêm phòng để tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ là điều quan trọng (Ảnh: Internet)

Không chỉ với trẻ, các thành viên trong gia đình cũng cần tiêm phòng đầy đủ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi về nhà.

- Khẩu trang

Thực sự thì trẻ trên 2 tuổi nên đeo khẩu trang khi tới những nơi công cộng và nếu trẻ bị ốm. Điều này không chỉ giúp nhóm trẻ chưa được chủng ngừa Covid-19 được bảo vệ mà còn bảo vệ trẻ khỏi sự gia tăng nhiễm các virus khác.

- Rửa tay

Các loại virus đều dễ lây lan qua các giọt bắn trong không khí thông qua hắt hơi hay ho không đúng cách. Không những thế, mầm bệnh này còn dễ bám trên các bề mặt hay tiếp xúc chung như tay nắm cửa, điện thoại di động, mặt bàn... Vì thế bạn nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng nước rửa tay khô phù hợp.

Nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng nước rửa tay khô phù hợp để phòng ngừa lây bệnh (Ảnh: Internet)

- Tăng cường miễn dịch

Ngoài tiêm chủng đúng hạn, thực hiện các biện pháp vệ sinh thì cần có chế độ ăn lành mạnh, đa dạng cho trẻ, khuyến khích con tăng cường vận động thể chất, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh.

Nhìn chung thì sự gia tăng các ca nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn vốn quen thuộc trước đây tại thời điểm này là thời điểm trẻ hình thành miễn dịch thay thế cho lỗ hổng miễn dịch thời gian giãn cách xã hội gây ra. Cha mẹ cần bình tĩnh, quan sát các triệu chứng của trẻ, liên hệ với bác sĩ trong trường hợp cần thiết để thăm khám và điều trị.

Theo Châu Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Những cách giảm táo bón tại nhà

Ăn nhiều rau củ quả, tăng thêm lượng chất xơ qua thực phẩm bổ sung hoặc rèn luyện thói ngoài...

5 dấu hiệu nhận biết ung thư tiến triển xấu

Ung thư tiến triển xấu khi di căn nhanh, kháng thuốc, gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến một số...

Các triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp khởi phát sớm

Đau, cứng khớp, viêm cơ, gân, giảm phạm vi chuyển động… là những triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp...

Phân biệt triệu chứng cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy, nôn mửa xảy ra ở người ngộ độc thực phẩm, còn người mắc cúm dạ dày thường có...

Khối u gây biến dạng vùng cổ

Cụ bà 74 tuổi có khối u sau cổ khoảng 10 năm nay, gần đây u lớn nhanh gây biến...

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu?

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai có thể gây ra bất thường trong đường tiết niệu hoặc khiến...

Nhiễm adenovirus rồi có tái lại?

Người từng nhiễm adenovirus và khỏi bệnh có thể mắc lại lần hai không, cần làm gì để phòng ngừa...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

34 phút trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình