Phụ Nữ Sức Khỏe

Phân biệt triệu chứng cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy, nôn mửa xảy ra ở người ngộ độc thực phẩm, còn người mắc cúm dạ dày thường có thêm triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như sốt, ớn lạnh, đau đầu.

Bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột do virus) có tính lây lan. Hội họp trong không gian kín, tiếp xúc gần là một số điều kiện thích hợp cho virus cúm dạ dày phát triển. Trong khi đó, ngộ độc thực phẩm là do nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm chế biến và bảo quản không đúng cách gây ra.

Vi khuẩn và virus đều được nhận dạng là "kẻ thù" khi đi vào cơ thể. Do đó, các phản ứng của cơ thể ở hai bệnh lý đều là buồn nôn hoặc nôn nhằm đẩy các dị vật ra ngoài để cơ thể sớm phục hồi. Trường hợp nặng, người bệnh có thể đi phân nhiều nước, có thể kèm máu. Tiêu chảy ra máu thường do bệnh khởi phát nhanh, gây rối loạn đường ruột. Một số người có thể bị sốt và ớn lạnh.

Bác sĩ Donald Ford, Bệnh viện Cleveland Clinic, Mỹ, cho biết, những đặc điểm về triệu chứng khởi phát sau đây có thể giúp phân biệt ngộ độc thực phẩm và cúm dạ dày.

Thời điểm khởi phát

Ngộ độc thực phẩm khởi phát và diễn tiến nhanh hơn cúm dạ dày. Triệu chứng của bệnh lý cúm dạ dày khởi phát sau khoảng 24-48 tiếng, trong khi người ngộ độc thực phẩm biểu hiện triệu chứng nhanh chóng, sau 2-6 tiếng kể từ lúc ăn phải thực phẩm kém chất lượng.

Theo bác sĩ Ford, một số triệu chứng sau ở hai bệnh lý cũng khác nhau:

Triệu chứng cúm dạ dày đa dạng: Triệu chứng khó chịu thường gặp là buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa. Kèm theo đó, người bệnh còn bị sốt, ớn lạnh và viêm dạ dày ruột cùng lúc. Khác với cảm cúm, cúm dạ dày ngoài gây sốt và ớn lạnh còn kèm theo cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân cúm dạ dày cũng bị tiêu chảy.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm: Nôn mửa và tiêu chảy là hai triệu chứng chủ yếu khi bị ngộ độc thực phẩm. Đôi khi, người bệnh có thể bị sốt và mất nước.

Hai bệnh lý trên cũng khác nhau về nhịp sinh hoạt ăn uống. Ví dụ, chứng ngộ độc thực phẩm không may xảy ra tại bữa tiệc, nhiều người có thể gặp phải triệu chứng cùng thời điểm ngay sau bữa ăn. Trong khi đó, với chứng cúm dạ dày, sau bữa ăn với nhóm nhỏ hoặc với một người đang mắc bệnh, triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện tương tự với bạn sau vài ngày. Vì khác nhau về thời điểm khởi phát, bệnh ngộ độc thực phẩm có thể dễ nhận biết và phát hiện hơn, có giải pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm đều gây khó chịu ở bụng. Ảnh: Freepik

Cách khắc phục và phòng bệnh

Bác sĩ Ford gợi ý, nghỉ ngơi và uống nhiều nước là những cách tự nhiên giúp giảm triệu chứng của cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm. Do cơ thể đang cố gắng đào thải vi khuẩn và virus nên cũng sẽ đẩy cả các chất lỏng có lợi như nước ra ngoài. Uống nhiều nước giúp phòng mất nước, nhất là khi sốt. Nếu bạn buồn ngủ, mệt mỏi, có dấu hiệu thiếu tập trung hoặc khó trò chuyện mạch lạc có thể là dấu hiệu cơ thể mất nước và cần thăm khám y tế.

Chất điện giải cũng mất dần khi cơ thể mất nước. Điện giải là các khoáng chất có sẵn trong cơ thể, như natri, kali và magie... giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng tốt hơn. Theo bác sĩ Ford, uống nước điện giải là cách hữu ích để cơ thể giữ nước. Các triệu chứng bệnh có thể khỏi sau khoảng 2 ngày và không cần dùng thuốc.

Nếu bệnh ngộ độc thực phẩm hoặc cúm dạ dày gây sốt cao từ 38 độ C, bạn nên thăm khám với bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử ăn uống những ngày gần đây để chẩn đoán bệnh lý và điều trị phù hợp.

Ngộ độc thực phẩm có thể phòng ngừa nếu bạn lưu ý ăn uống bảo quản thực phẩm đúng cách. Rửa tay sạch sẽ trước bữa ăn, ăn khẩu phần riêng và luôn uống đủ nước là một số lưu ý giúp phòng cúm dạ dày.

Theo Mai Trinh/VnEpress

Tin liên quan

5 lưu ý giúp ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa

Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh, chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, loại bỏ chất béo xấu,...

8 dấu hiệu ung thư dạ dày bạn không được chủ quan

Ung thư dạ dày thuộc nhóm khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì nó thường không gây ra...

Mới 15 tuổi, trẻ đã viêm loét dạ dày phải cấp cứu

Bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày phải nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Mặc...

Cách giảm triệu chứng dạ dày nhạy cảm

Tránh các thực phẩm kích thích, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước, ăn thức ăn...

5 sai lầm khi ngủ trưa mà hầu hết người trẻ đều mắc phải, chẳng trách bệnh dạ dày, huyết...

Ngủ trưa là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng nếu làm sai cách thì cái giá bạn phải trả...

Ung thư dạ dày biểu hiện qua các triệu chứng nhỏ dễ phát hiện

Bệnh ung thư dạ dày rất hiếm, với ít hơn 200.000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa...

9 dấu hiệu cảnh báo dạ dày có vấn đề

Nếu bạn cảm thấy đau bụng sau khi ăn, khó nuốt, sụt cân không rõ nguyên nhân hay táo bón...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình