Phụ Nữ Sức Khỏe

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng tiểu?

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai có thể gây ra bất thường trong đường tiết niệu hoặc khiến nước tiểu chảy ngược vào trong và gây ra nhiễm trùng.

Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng một số bộ phận trong hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), niệu đạo (một ống ngắn dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể)... Vi khuẩn chính là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiểu. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao.

Nguyên nhân

Nội tiết tố là lý do khiến nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn khi mang thai. Giai đoạn thai kỳ, các hormone gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu và khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những thay đổi về nồng độ nội tiết tố cũng có thể dẫn đến trào ngược túi niệu quản khiến nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận, từ đó gây ra nhiễm trùng tiểu.

Nồng độ đường, protein và hormone gia tăng trong giai đoạn mang bầu cũng khiến thai phụ dễ bị UTI hơn. Một nguyên nhân khác là do khi có thai, tử cung ngày càng lớn đè lên bàng quang gây khó khăn trong việc thải hết nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu còn sót lại có nguy cơ gây ra nhiễm trùng.

Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiểu phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ảnh: Parents

Nhiều phụ nữ có chứa liên cầu khuẩn nhóm B trong ruột kết và âm đạo, tình trạng này cũng có thể gây nhiễm trùng tiểu và có nguy cơ truyền sang em bé lúc mang thai. Bác sĩ sản khoa sẽ xét nghiệm vi khuẩn này cho thai phụ vào khoảng tuần 36 đến 37 của thai kỳ và chỉ định dùng thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch khi chuyển dạ nếu có kết quả dương tính.

Triệu chứng và chẩn đoán

Phụ nữ mang thai nên ghi nhớ các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu như đi tiểu khẩn cấp hoặc đi tiểu thường xuyên, khó đi tiểu, cảm giác nóng rát hoặc bị chuột rút ở lưng dưới, bụng dưới, tiểu khó, tiểu rát, nước tiểu đục hoặc có mùi... Khi nhiễm trùng thận, mẹ bầu có thể bị sốt kèm theo buồn nôn, nôn, đau lưng trên (chỉ một bên)... Các triệu chứng của những bệnh lý này có thể đe doạ tính mạng mẹ và thai nhi, do đó, cần thăm khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện dấu hiệu bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu dùng để xác định vi khuẩn và các tế bào hồng cầu, bạch cầu. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét mức độ nhiễm trùng ở thai phụ.

Điều trị và phòng tránh nhiễm trùng tiểu khi mang thai

Thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định để điều trị nhiễm trùng tiểu từ 3 đến 7 ngày hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ. Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm dần sau 3 ngày, cần tuân thủ theo liều lượng và lịch trình uống thuốc, không dừng lại sớm ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, do đó, không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Thông thường, nhiễm trùng chủ yếu xảy ra ở bàng quang và niệu đạo nhưng đôi khi có thể gây nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Khi đó thai phụ có thể bị thiếu máu, chuyển dạ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước lọc, lau từ trước ra sau khi vệ sinh xong, hạn chế thụt rửa, tránh các chất khử mùi hoặc xà phòng có tính kích ứng, không mặc quần quá chật., không nhịn tiểu quá lâu, đi tiểu thường xuyên.... Đây đều là những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Theo Bảo Bảo/VnExpress

Tin liên quan

Thêm lợi ích của tiêm vaccine phòng COVID-19 trong quá trình mang thai

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí The Journal of Infectious Diseases, phụ nữ mang...

Thêm bằng chứng về nguy cơ COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai

Kết quả nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Journal of the American College of Cardiology xác nhận rằng...

Phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết: Không được chủ quan

TPHCM đang là địa phương đứng đầu cả nước về số ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Các bác sĩ...

Cảnh báo bệnh nhiễm trùng mới nổi, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 20 ca

Đại diện Bệnh viện Bạch Mai thông tin từ đầu năm 2020, đặc biệt sau khi xuất hiện dịch Covid-19,...

Khắc tinh của thủ phạm gây tử vong do bệnh nhiễm trùng

Urease là enzyme biến urea trong cơ thể thành ammonia và carbon dioxide. Cơ chế này giống như động cơ...

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn phát triển trong niệu đạo, thận, bàng quang, nhưng...

Trường hợp cần sớm đi khám thận, tiết niệu

Bệnh thận, tiết niệu thường không gây ra triệu chứng cho tới khi đã tiến triển. Vì vậy, những người...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình