Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối
Do nguồn thức ăn không được đảm bảo
Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy là do nguồn thức ăn. Nếu mẹ bầu ăn những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc ăn thức ăn quá nhiều đạm và dầu mỡ… đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu ở bà bầu và đương nhiên sẽ không thoát khỏi tình trạng tiêu chảy.
Do dị ứng với sữa bầu
Sữa dành riêng cho bà bầu cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dị ứng sữa bầu xuất hiện ở thời điểm cuối thai kỳ mặc dù trước đó mẹ bầu vẫn sử dụng mà không có bất cứ ảnh hưởng gì.
Bên cạnh 2 nguyên nhân trên bà bầu mắc chứng tiêu chảy còn có thể do mắc các bệnh đường ruột như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày… hoặc do bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, hay cũng có thể là do phải dùng các loại thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh… cũng là điều khiến cho hệ tiêu hóa của bà bầu bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Những nguy hiểm khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối
Co thể bị mất nước, mệt mỏi
Không riêng gì bà bầu, hầu như ai gặp phải tình trạng này cơ thể cũng mệt mỏi và bị mất nước. Riêng với bà bầu thì tình trạng này diễn ra nhanh hơn khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nếu không được bù nước, điện giải kịp thời, tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.
Làm tăng khả năng sinh non
Khi bị tiêu chảy, hệ thống ruột của bà bầu sẽ liên tục bị kích thích, hoạt động co bóp thường xuyên. Chúng sẽ tác động trực tiếp đến thai nhi, gây ra các cơn co tử cung, có thể dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non.
Vì thế, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối tuyệt đối không nên chủ quan. Đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng cuối 2-3 lần/ngày thì không sao. Nhưng nếu tần suất nhiều hơn thì mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách kịp thời và có hướng xử lí tốt nhất.
Biện pháp phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu ở 3 tháng cuối
Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây tiêu chảy như: Thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng.
Ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm tái, sống.
Lựa chọn sữa bầu phù hợp, ưu tiên các loại sữa có chứa nhiều chất xơ.
Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.