1. Không để trẻ làm việc nhà
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ chỉ cần tập trung học tập, không cần làm việc nhà. Thực tế, làm việc nhà không khiến trẻ căng thẳng như người lớn nghĩ, ngược lại nó giúp trẻ trở thành những người có trách nhiệm, tự giác.
Cha mẹ có thể hướng dẫn con làm những công việc phù hợp với độ tuổi để giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thành thói quen làm việc, biết chịu trách nhiệm sẽ là cơ hội để trẻ thấy mình là người có năng lực, bản lĩnh.
2. Không cho phép trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực
Trẻ em cũng trải qua những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận,... giống như người lớn, chỉ khác là chúng không thể che giấu hoặc kìm nén những cảm xúc này. Hơn hết, không phải lúc nào trẻ cũng biết cách thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Điều này đôi khi khiến chúng ta cảm thấy tức giận và bất lực. Tuy nhiên, nổi nóng với trẻ không bao giờ là cách giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này, việc người lớn cố gắng giúp trẻ tìm ra những từ phù hợp để biểu đạt cảm xúc là rất quan trọng.
Bạn có thể cho trẻ một không gian riêng và hỏi trực tiếp để trẻ thử tìm cách tự biểu đạt cảm xúc của chúng cho bạn hiểu. Bạn cũng có thể sử dụng các bộ phim hoặc chương trình truyền hình mà trẻ thích để trẻ học cách sử dụng từ ngữ và thể hiện cảm xúc của bản thân.
3. Không cho con phạm sai lầm
Khi chứng kiến con thất bại, gặp khó khăn, nhiều phụ huynh sẽ nhanh tay "giải cứu". Tuy nhiên, sai lầm này của cha mẹ có thể đánh mất cơ hội sửa sai của nhiều đứa trẻ.
Nếu được cha mẹ giúp đỡ quá nhiều, trẻ dễ trở nên ỷ lại hoặc không dám đối diện với thực tế. Mỗi vấp ngã là một cơ hội tốt để trẻ xây dựng nền tảng sức mạnh cho bản thân, cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều.
4. Không hiểu nhu cầu hoạt động vui chơi của con trẻ
Nhiều khi, chúng ta cảm thấy thật khó hiểu tại sao trẻ không thể thư giãn dù chỉ một lúc. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh sẽ bắt trẻ ngồi yên, giữ trật tự vì việc trẻ quá hiếu động gây cho họ rất nhiều phiền hà.
Chúng ta phải hiểu rằng, hầu hết trẻ em đều tràn đầy năng lượng đến mức chúng thực sự cảm thấy cần phải di chuyển khẩn cấp. Đó là lý do tại sao, thay vì cố gắng kìm hãm hành động của trẻ, chúng ta nên chuyển nguồn năng lượng đó vào một hoạt động nào đó hữu ích. Ví dụ, bạn có thể dẫn trẻ đi chơi trong công viên, đi xe đạp, chơi bóng đá hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác yêu cầu chúng phải di chuyển.
5. Không hiểu được mặt trái trong điểm mạnh của trẻ
Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, trẻ em cũng vậy. Và đôi khi, điểm yếu của chúng ta, nằm trong chính đặc tính mà chúng ta cho là điểm mạnh. Ví dụ, một người quá cầu toàn trong công việc có thể sẽ dễ vấp phải nhiều vấn đề trong giao tiếp xã hội. Trẻ em cũng thế, một đứa trẻ cầu toàn ở trường học có thể trở nên rất mất tập trung khi ở nhà.
Vì vậy trước tiên, chúng ta cần xác định những hành vi tốt và không muốn trẻ thay đổi đồng thời không chỉ ra điểm chúng không đúng của trẻ. Nhưng quan trọng hơn hết, đừng để cách uốn nắn của bạn làm tổn thương tâm lý của trẻ.