Những người tuyệt đối không nên uống trà đá
Người mắc bệnh gan và sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Chất cafeine và tannic trong trà tham gia vào quá trình trao đổi chất của gan khiến cho chức năng gan bị suy yếu. Trà còn làm số lượng sỏi thận gia tăng về kích thước và số lượng. Do axit oxalic khi kết hợp với canxi tạo thành chất kết tủa trong đường tiết niệu và không thể thoát ra ngoài.
Người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày, uống trà sẽ làm tăng thêm cơn đau nhất là uống khi bụng trống rỗng còn gây loét dạ dày và nguy lại tới lá lách.
Người có vấn đề về đường tiêu hóa
Những người mắc bệnh tiêu hóa cũng không nên uống trà đá, vì trà sẽ khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa càng trở nên kém hơn.
Người bị viêm xoang và viêm đường hô hấp
Cũng giống như đồ để trong tủ lạnh, người viêm xoang hay viêm đường hô hấp nên tránh uống trà đá vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp, khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn.
Người già ,trẻ nhỏ
Người già, uống nước trà sẽ gây căng thẳng khó ngủ do chất cafeine trong trà. Trà cũng không thích hợp cho trẻ nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic. Khi chất này được đưa vào dạ dày sẽ phản ứng với sắt có trong thức ăn tạo ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Với người không thuộc các trường hợp trên, nên uống trà đá thế nào là tốt nhất?
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, lượng oxalate nạp vào cơ thể mỗi ngày nên dưới mức 500mg. Tuy nhiên, trong một cốc 100 ml trà đá lại chứa khoảng 50-100mg chất oxalate.
Oxalate cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm đồ uống như: bia đen, trà, cà phê sữa hòa tan, socola, sữa đậu nành, ngũ cốc, bánh mì, cà chua, dứa…. Ăn quá nhiều những loại thực phẩm này cũng dẫn đến sỏi thận.
Nếu bạn đã ăn những thực phẩm có nồng độ oxalate cao thì không nên uống các sản phẩm liên quan đến trà sau đó. Có thể uống trà nóng thay vì uống trà đá, vì lượng oxalate có trong trà nóng ít hơn so với trà đá. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, người bình thường chỉ nên uống 1-2 cốc trà mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Khi nào trà đá mới thực sự nguy hiểm?
Theo các chuyên gia, uống trà không nên uống quá đặc bởi có thể gây kích thích thần kinh và không nên lạm dụng bởi cũng như các loại thực phẩm, đồ uống khác, dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
Mặc dù trà đá không phải nguyên nhân gây sỏi thận song cũng cần thận trọng khi uống loại nước này, đặc biệt trà đá vỉa hè. Thực tế, trà đá vỉa hè được bán với giá chỉ 2-3 nghìn đồng mỗi cốc, chủ yếu được pha với chỉ một ít nước trà, nước lọc (thậm chí nước lã) và đá. Các quán trà đá đa phần là quán cóc, tạm bợ, nhiều bụi bẩn.
Viện Thực phẩm chức năng từng phát hiện trong trà đá có chứa vi khuẩn E.coli, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Chưa kể đến việc có thể uống phải chè mốc, nước bẩn từ các quán trà đá. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân.