Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều trường hợp trẻ nguy kịch vì pha oresol sai cách: Bác sĩ hướng dẫn sử dụng

Oresol là loại thuốc được bác sĩ kê đơn sử dụng đặc biệt trong trường hợp tiêu chảy mất nước. Tuy nhiên, nó có thể khiến người bệnh nguy kịch nếu sử dụng không đúng.

Co giật, cấp cứu vì sử dụng oresol sai

Các bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cấp cứu cho trường hợp bệnh nhi H.K.N (18 tháng tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) được đưa vào khoa trưa ngày 24/3 trong tình trạng mất nước nặng với biểu hiện môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt. 

Theo gia đình của bé N., cháu bị tiêu chảy đã được đưa đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ kê đơn thuốc có cả oresol. Tuy nhiên, khi đi mua thuốc thì hiệu thuốc nói không có thuốc oresol, có thể sử dụng sang thực phẩm bổ sung oresol, một loại pha sẵn đóng hộp. Bố bé N. đã mua về cho con sử dụng.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh không dứt mà bé lên cơn co giật nặng, mắt trợn ngược, toàn thân tím tái và gần như mất ý thức. Gia đình vội vàng đưa con vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Các bác sĩ chẩn đoán bé N. bị nhiễm khuẩn tiêu hoá dẫn đến mất nước cấp, rối loạn điện giải gây co giật. Các bác sĩ đã nhanh chóng xử lý truyền dịch cho bé N. và  làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, chụp sọ não, chọc dịch não tủy. Qua 4 ngày điều trị tích cực, sức khoẻ bé N. mới hồi phục.

Trẻ nhập viện vì dùng oresol sai - Ảnh minh họa: Internet

Hay như trường hợp của bé Nguyễn Thu A. (8 tháng tuổi, Hà Nội) phải nhập viện vì sử dụng oresol quá đặc.

Mẹ bé A. cho biết trước đó bé A. bị sốt cao kèm theo tiêu chảy không dứt. Bé được khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương và bác sĩ kê đơn thuốc, cho điều trị ngoại trú. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cách bù nước điện giải cho trẻ bằng oresol và men tiêu hóa.

Bé A. uống oresol bị nôn trớ, mẹ của bé đã pha đặc một gói với một cốc nước nhỏ với hi vọng con uống đủ liều bác sĩ kê. Hai ngày sau tình trạng tiêu chảy của bé vẫn không thuyên giảm.

Bé A. bỏ bú, tình trạng lơ mơ, ngủ li bì không dậy nên gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi vào viện, bác sỹ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu.

Tại bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co giật, hôn mê và tổn thương não đe doạ tử vong nguyên nhân chỉ vì sử dụng oresol trong điều trị không đúng. 

Pha oresol như thế nào?

Theo bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, oresol là loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy mất nước cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ đây chỉ là loại thuốc uống giải khát bình thường nên hay làm không đúng khuyến cáo của gói thuốc. Đặc biệt không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết oresol khi dùng phụ huynh phải sử dụng đúng tỷ lệ pha theo khuyến cáo. Có loại nhà sản xuất khuyến cáo pha với 1000 ml nước, có loại chỉ 200 ml nhưng cần pha đúng tỷ lệ. Pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresol. 

Lọ oresol pha sẵn gia đình cháu N. cung cấp cho bác sĩ.

Việc pha quá đặc oresol cũng gây nguy hiểm bởi nếu oresol được pha đặc quá sẽ khiến trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ oresol vào cơ thể, lượng muối trong máu tăng cao. Trường hợp pha quá đặc, các bác sĩ thường xuyên gặp vì các mẹ có tâm lý pha đặc để trẻ dễ uống, uống đủ gói bác sĩ kê nhưng điều này nguy hiểm.

Ngoài ra, trường hợp của bé N. là sử dụng oresol không đúng. Bác sĩ Tuấn Anh cho biết hiện nay có nhiều loại nước uống được gọi là thực phẩm bổ sung oresol nhưng thực chất không được khuyến cáo sử dụng vì nó không phải là thuốc, không đủ liều lượng.

Bác sĩ Tuấn Anh nhấn mạnh oresol với thành phần là Na, K, Cl ... khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước và điện giải đã mất, giúp trẻ phục hồi. Còn pha sai, dùng sai loại thì trẻ sẽ gặp nguy hiểm.

Pha oresol đúng cách là dùng nước đun sôi để nguội, pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Không được pha với sữa, nước khoáng, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt... và tuyệt đối không cho thêm đường. Pha oresol phải uống trong ngày ( trong vòng 24 giờ), không được để tủ lạnh cho mát hay sử dụng kéo dài. 

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cứ 1 - 2 phút cho uống một thìa, những trẻ lớn cho uống từng ngụm một. Nếu trẻ bị nôn khi uống thì nên ngừng cho uống trong vòng 10 phút, sau đó mới tiếp tục cho uống trở lại, với tốc độ chậm hơn, 2 - 3 phút/thìa.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm được quảng cáo bổ sung oresol, hay oresol pha sẵn mà phải sử dụng oresol bác sĩ kê dạng gói tự pha.

"Khi trẻ có dấu hiệu lơ mơ, li bì, bỏ bú, mệt mỏi cần đưa trẻ vào viện ngay phòng mất nước", bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi chỉ ra những bệnh thường gặp ở trẻ khi trời nắng nóng và cách phòng ngừa

Thời tiết nắng nóng, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh theo mùa như sốt siêu vi, tay chân...

Cảnh báo của bác sĩ từ vụ: Bé mới 2 tuổi đã ngừng cao vì mẹ thường xuyên bật đèn...

Ngay từ khi con được 1 tuổi, cô Tiểu Mỹ (25 tuổi, sống ở Mỹ) đã cho con ngủ ở...

Nhiều căn bệnh nguy hiểm đang 'phục kích' trẻ em ở... nhà banh

Lý do là bởi những nơi này thường rất ít khi được dọn dẹp. Trẻ em nô đùa, nằm, cầm...

Trẻ bị dị ứng: Biểu hiện và nguyên nhân gây phản ứng ở cơ thể

Dị ứng là phản ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ do sức đề kháng...

Trẻ em có ăn được nghệ không?

Củ nghệ tươi không chỉ sử dụng trong chế biến món ăn mà còn dùng làm thuốc. Nghệ tươi có...

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: Lời khuyên tắm nắng bổ sung vitamin D cho trẻ đã thay đổi

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ...

Những loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Học mà chơi – chơi mà học, đồ chơi không chỉ đơn thuần là những vật để giải trí mà...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình