Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ bị dị ứng: Biểu hiện và nguyên nhân gây phản ứng ở cơ thể

Dị ứng là phản ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ do sức đề kháng lúc này của bé vẫn còn non kém. Chính bởi vậy, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng để có cách xử trí phù hợp khi con nhỏ dị ứng.

Dị ứng ở trẻ em

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ước tính có khoảng 50 triệu người Mỹ bị dị ứng. Dị ứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những biểu hiện triệu chứng của trẻ có thể phát hiện qua cách mà trẻ ngủ, chơi và các hoạt động ở trường học.

Đâu là loại dị ứng phổ biến nhất?

Trong số các loại dị ứng mà con người hay mắc phải thì dị ứng đường hô hấp là loại thường gặp nhất. Mức độ phổ biến của bệnh tùy thuộc vào độ tuổi.

Những trẻ nhỏ thường bị các bệnh dị ứng da, những trẻ lớn hơn dễ bị các bệnh dị ứng đường hô hấp. Các mẹ có thể quan sát các biểu hiện dị ứng trên da của trẻ và những trẻ lớn là biểu hiện ho khan và khò khè.

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Khi phản ứng dị ứng xảy ra, hệ miễn dịch của trẻ sẽ chống lại các tác nhân mà được coi là bình thường với những trẻ khác nhưng lại không bình thường với cơ thể của đứa trẻ này.

Các tác nhân dị ứng của trẻ có thể bao gồm: trẻ bị dị ứng thời tiết, trẻ bị dị ứng da, trẻ bị dị ứng thức ăn, trẻ bị dị ứng nổi mề đay, trẻ em bị dị ứng, trẻ bị dị ứng sữa. Chúng có thể gây ra một loạt các phản ứng của hệ miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị dị ứng

Trẻ em bị dị ứng thời tiết

Đối với trẻ em bị dị ứng thời tiết thường sẽ có thể có các triệu chứng sau:

- Phát ban ở da: Đây là biểu hiện đầu tiên và điển hình của hiện tượng trẻ bị dị ứng thời tiết. Khi bị phản ứng, da của trẻ sẽ xuất hiện các vết ban đỏ có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc như vết muỗi đốt, khi ấn vào có cảm giác căng ở các vị trí như tay, chân, cổ, mặt, thậm chí toàn thân.

- Da bị khô nứt, tróc vảy khô, da đỏ ửng hoặc bị sưng nhiều chỗ:  Đi cùng với các dấu hiệu này, bé còn có thể bị sốt, mất nước và chán ăn, tập trung kém, học tập và vận động kém đi.

- Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị dị ứng thời tiết bị viêm mũi dẫn đến hắt hơi nhiều lần, có nhiều dịch mũi, hốc mũi hoặc đường thở bị tắc nghẹt khiến việc thở trở nên khó khăn.

Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ. Nếu mẹ nghe thấy tiếng khò khè khi trẻ thở hoặc nếu bạn chú ý thấy trẻ thở nhanh hoặc khó thở, mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Ho khan hoặc kho có đờm trong là dấu hiệu khác của dị ứng đường hô hấp. Quan sát trẻ khi trẻ chơi đùa, nếu bạn thấy trẻ dễ bị mệt hơn bị mệt hơn những trẻ khác thì đó có thể là một dấu hiệu của dị ứng.

Da của trẻ sẽ xuất hiện các vết ban đỏ có giới hạn rõ rệt. Ảnh minh họa

 Trẻ bị dị ứng da

Dị ứng da gần như quá quen thuộc với mẹ bỉm sữa nhưng đó chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ của dị ứng da ở trẻ.

Triệu chứng điển hình của dị ứng trẻ nhỏ là da khô, ngứa, phù nề, chảy nước. Phản ứng này thường xảy ra vào mùa Đông hoặc khi trời trở lạnh đột ngột. Dị ứng da trẻ nhỏ có thể bắt gặp ở những tháng đầu sau sinh và phải đợi tới 5 tuổi mới khỏi hoàn toàn.

Thông thường khi bị dị ứng da, trẻ sẽ trải qua 2 giai đoạn:

- Thời gian khi mới gặp phản ứng thì da rất khô.

- Khi phản ứng trở nên trầm trọng thì đau đớn hơn. Lúc này các mẹ cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn để tìm cách làm dịu làn da bị viêm và giảm bớt cơn ngứa.

Trẻ bị dị ứng thức ăn

Các biểu hiện thường gặp nhất của bị dị ứng thức ăn là tình trạng tổn thương ở da như: Trẻ bị dị ứng nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm. Một số trường hợp gây ra các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa như nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy dễ nhầm với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn.

Trẻ bị dị ứng thức ăn thường gặp các biểu hiện về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội. Trong một số ít trường hợp dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ và gây tử vong, nhất là ở những trẻ em dưới 2 tuổi.

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện rất mơ hồ và nhẹ nhàng như thái độ chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc sau khi ăn… Tình trạng này cũng hay xảy ra ở trẻ em khiến nhiều bậc cha mẹ thấy con mình không muốn ăn mà không thể tìm ra nguyên nhân, càng ép ăn trẻ càng chán ăn một hay vài loại thực phẩm nào đó. Hiện tượng trên kéo dài lâu ngày có thể đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Có 8 loại thức ăn gây lên 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm: Sữa, trứng, lạc, hạt cây, ví dụ như hạt lanh, óc chó, cá, tôm cua, đậu nành, lúa mì… Ngoài ra một số trẻ ăn được trái cây họ cam quýt.

Trẻ bị dị ứng sữa

Dấu hiệu trẻ dị ứng sữa có thể xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa. Ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi…

- Tiêu chảy, đau bụng

- Nôn mửa

- Phát ban và cáu gắt

- Chậm lớn

Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi… Ảnh minh họa

Những vấn đề về tiêu hóa và các dấu hiệu khác của dị ứng

Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng ở hệ tiêu hóa của trẻ gây nên hiện tượng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên phàn nàn bị co thắt dạ dày hoặc những đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại, đó có thể gợi ý bệnh dị ứng. Những biểu hiện khác của bệnh dị ứng ở trẻ có thể bao gồm đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều.

Dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến các hành vi của trẻ, ví dụ như hay cáu gắt hoặc hiếu động. Mẹ hãy ghi lại và trao đổi với bác sĩ nhi khoa về các triệu chứng và những gì xảy ra ngay trước đó (tiếp xúc với súc vật hay ăn thức ăn gì).

Cách khắc phục và phòng tránh trẻ bị dị ứng
- Để giúp hạn chế trẻ nhỏ bị dị ứng, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến môi trường sống cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ nhỏ.

- Để giảm các triệu chứng dị ứng ở da, hô hấp và tiêu hóa cho con các mẹ cần sử dụng kháng histamin hoặc các thuốc khác.

- Mẹ có thể dạy trẻ cách phòng ngừa hoặc làm giảm những phản ứng dị ứng bằng cách tránh những thực phẩm gây dị ứng,

- Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi lượng phấn hoa nhiều

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm mốc bốc mùi

- Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây trong nhà.

 Đối với các thực phẩm dinh dưỡng và sữa, phụ huynh cần tránh các đồ ăn dễ gây phản ứng với cơ thể con em mình.

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn

Viện Y học ứng dụng Việt Nam 

Theo Ts.Bs. Trương Hồng Sơn/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Trẻ nuốt dị vật phải làm sao?

Con gái tôi hai tuổi. Tối cháu đang chơi thì bỏ cục pin dẹt như chiếc nút áo vào miệng....

Chốc lở ở trẻ em

Con tôi 3 tuổi, thỉnh thoảng trên đầu cháu lại xuất hiện đám sẩn bóng nước hình tròn, có mủ,...

Trẻ em có ăn được nghệ không?

Củ nghệ tươi không chỉ sử dụng trong chế biến món ăn mà còn dùng làm thuốc. Nghệ tươi có...

Tìm “bất trắc” ở trẻ sơ sinh từ xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm di truyền là một phần xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, sinh hóa.Xét nghiệm này có...

Vợ chồng tự chuẩn bị 'từ a đến z' tiệc sinh nhật cho con

Bà xã lên ý tưởng trang trí và làm bánh kem còn anh Lê Vinh phụ trách món mặn và...

Trẻ bao nhiêu tháng mới nên cho ăn thịt và cách chế biến đúng

Cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm bổ sung cho con, thời điểm nào, phương pháp ra sao… sẽ...

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: Lời khuyên tắm nắng bổ sung vitamin D cho trẻ đã thay đổi

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

7 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

7 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

7 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

7 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

7 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

22 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

22 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình