Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo của bác sĩ từ vụ: Bé mới 2 tuổi đã ngừng cao vì mẹ thường xuyên bật đèn ngủ

Ngay từ khi con được 1 tuổi, cô Tiểu Mỹ (25 tuổi, sống ở Mỹ) đã cho con ngủ ở phòng riêng. Vì nghĩ con sẽ sợ khi không có cha mẹ ở bên nên cô đã mua một chiếc đèn ngủ đặt ở đầu giường.

Khi con được 2 tuổi, vợ chồng cô mới phát hiện con gái có chiều cao và cân nặng lớn hơn nhiều so với những đứa trẻ đồng lứa. Lo lắng con có bệnh trong người, cô đã đưa con gái đến bệnh viện kiểm tra.

Tại đây, các bác sĩ cho biết mức độ phát triển của bé gần bằng mức độ phát triển của một đứa trẻ 10 tuổi. Đồng thời, tuổi xương của con đã bằng đứa bé 4-5 tuổi.

Ảnh minh họa: Internet

Sau khi hỏi thăm về thói quen sinh hoạt của bé, bác sĩ nhận định nguyên nhân được cho là bé đã ngủ dưới ánh đèn điện một thời gian dài.

Chính thói quen này đã khiến cô bé cao lớn hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo cô Tiểu Mỹ nên cẩn thận vì tương lai bé sẽ phát triển rất chậm, thậm chí là ngừng phát triển về chiều cao.

Thực tế, vì nghĩ con sợ nên nhiều gia đình thường bật đèn cho trẻ ngủ. Nhưng các chuyên gia thường cảnh báo các bậc cha mẹ không nên tiếp tục thói quen này. Vì khi ngủ, một lượng lớn melatonin được tiết ra từ tuyến tùng của cơ quan nội tiết trong não người. Tuyến tùng có một đặc điểm, nếu nhãn cầu tiếp xúc với nguồn sáng, nó sẽ ức chế melatonin.

Vì thế, khi một đứa trẻ ngủ vào ban đêm mà có ánh sáng chiếu vào mắt của trẻ sẽ làm giảm sự tiết ra melatonin bởi tuyến tùng. Nếu trẻ ở trong trạng thái này trong một thời gian dài, nó sẽ gây ra sự kích thích hormone nang trứng do giảm melatonin, và sau đó nó có thể dẫn đến dậy thì sớm.

Những tác hại không ngờ khi mẹ bật đèn ngủ cho trẻ nhỏ

Bật đèn ngủ làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phản ứng miễn dịch với virus ở những em bé ngủ trong điều kiện không ánh sáng tốt hơn rất nhiều những em bé ngủ dưới ánh đèn. Nguyên nhân là do khi ngủ trong bóng tối, cơ thể trẻ sẽ sản xuất ra lượng kháng thế chống virus nhiều gấp đôi bình thường.

Ảnh minh họa: Internet

Do đó, muốn con có sức đề kháng tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, ít ốm đau, mẹ nên cho bé ngủ trong bóng tối thay vì bật đèn.

Đèn ngủ gây tổn hại thị giác

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh sáng đèn sẽ có nhiều khả năng bị cận thị sau này hơn những em bé ngủ trong bóng tối, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Nghiên cứu dựa trên 479 trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi cho thấy rằng trẻ em dưới 2 tuổi ngủ có bật đèn ngủ sau này thường cận thị nhiệt hơn những em bé khác.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết dù khi ngủ, mi mắt trẻ đã khéo nhưng những kích thích về ánh sáng sẽ khiến đôi mắt bé vẫn phải tiếp tục hoạt động, cơ mi cũng không được nghỉ ngơi, về lâu dài việc này sẽ gây ảnh hưởng đến võng mạc chưa thực sự ổn định của trẻ.

Tác hại của đèn ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ khiến nhiều chị em phải giật mình.

Bật đèn khi ngủ khiến con chậm lớn, thấp lùn

Tất cả chúng ta điều biết, hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ sơ sinh tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này.

Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh, khiến bé có khả năng thấp lùn hơn so với những em bé có được giấc ngủ chất lượng cao.

Trẻ dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc nếu mẹ bật đèn

Bóng tối là một tín hiệu để não chúng ta giải phóng ra hormone melatonin. Melatonin được tiết ra sau khi mặt trời lặn, có trách nhiệm làm cho cơ thể cảm thấy buồn ngủ và cải thiện tâm trạng. Việc bật đèn ngủ suốt đêm sẽ phần nào gây ức chế sản sinh melatonin ở trẻ và do đó, mẹ cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy con ngủ chập chờn, hay gắt ngủ và ngủ không sâu giấc

Theo Mai/Phunutoday/Khỏe và Đẹp

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi chỉ ra những bệnh thường gặp ở trẻ khi trời nắng nóng và cách phòng ngừa

Thời tiết nắng nóng, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh theo mùa như sốt siêu vi, tay chân...

Chương trình chống bắt nạt ở Phần Lan được thế giới áp dụng

Phương pháp KiVa giúp trẻ em không còn là nhân chứng thụ động mà tham gia vào quá trình bảo...

Nên và không nên làm gì để trẻ ngủ ngon?

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của...

Nhiều căn bệnh nguy hiểm đang 'phục kích' trẻ em ở... nhà banh

Lý do là bởi những nơi này thường rất ít khi được dọn dẹp. Trẻ em nô đùa, nằm, cầm...

Chó pitbull cắn gãy chân bé gái 3 tuổi ở Hà Nội

Đang chơi trước cửa nhà, bé gái bị con chó pitbull bên hàng xóm giật đứt xích lao ra tấn...

Trẻ bị dị ứng: Biểu hiện và nguyên nhân gây phản ứng ở cơ thể

Dị ứng là phản ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ do sức đề kháng...

Trẻ nuốt dị vật phải làm sao?

Con gái tôi hai tuổi. Tối cháu đang chơi thì bỏ cục pin dẹt như chiếc nút áo vào miệng....

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

7 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

7 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

7 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

7 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

7 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

22 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

22 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình