Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: Lời khuyên tắm nắng bổ sung vitamin D cho trẻ đã thay đổi

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa và thức ăn. Thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ bị còi xương và những nguy cơ phát triển bệnh mạn tính trong giai đoạn sau. 

Vấn đề quan tâm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây là làm sao đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhóm đối tượng có nguy cơ bị thiếu hụt. Dưới đây là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bổ sung vitamin D cho trẻ.

Lời khuyên tắm nắng bổ sung vitamin D đã thay đổi

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để nhận vitamin D gần đây đã được thay đổi và không còn khuyến khích cho nhóm trẻ này vì 2 lí do:

Thứ nhất, da của nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh và rất nhạy cảm với các tác động của tia UV. Thời điểm tắm nắng phù hợp để da trẻ tổng hợp vitamin D lại trùng với thời điểm có nhiều tia UV. Do đó, trẻ rất dễ bị tổn hại bởi tia UV.

Thời điểm tắm nắng phù hợp để da trẻ tổng hợp vitamin D lại trùng với thời điểm có nhiều tia UV- Ảnh minh họa: Internet

Khí hậu và môi trường bắt đầu thay đổi do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường so với thời điểm 10 năm trước đây. Những lo ngại của các nhà sức khỏe về mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tia nắng và khả năng hấp thụ. Hơn nữa, có những báo cáo liên quan giữa hoạt động tắm nắng và viêm hô hấp ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Báo cáo của WHO đầu tháng 2/2019 đã cân nhắc và đưa ra lời khuyên Vitamin D cho nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi: Nhóm trẻ này có những nguy cơ cao ảnh hưởng bởi tia UV khi tắm nắng. Mặt khác, các bé chưa phát triển hành vi ăn uống đầy đủ nên thành phần thức ăn chứa đủ vitamin D là khó đạt được.

Các rào cản đã làm nhóm đối tượng này trở nên dễ thiếu hụt vitamin D. Bằng chứng hiện tại cho thấy việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm bổ sung là cách hiệu quả và an toàn nhất.

Độ tuổi có thể bổ sung vitamin D

Hiện tại, nhóm trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể bổ sung từ 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhóm trẻ sinh non có thể bổ sung từ lúc mới sinh. Việc duy trì bổ sung vitamin D là cần thiết trong những năm đầu đời.

Duy trì bổ sung vitamin D cho trẻ là cần thiết trong những năm đầu đời - Ảnh minh họa: Internet

Mức độ bổ sung cho 3 năm kế tiếp (1-3 tuổi) là quan trọng nếu trẻ nằm ở nguy cơ cao như ít vận động ngoài trời. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm ảnh hưởng khá lớn hoặc chế độ ăn của trẻ không ổn định, ít các thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên như nấm, cá, trứng.

Bổ sung vitamin D bằng đường nào là an toàn và tăng hấp thụ tốt?

Với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi, bổ sung bằng đường miệng là được khuyên cho nhóm trẻ này. Các bổ sung bằng đường khác đường miệng là không được khuyên, trừ khi có lời khuyên trực tiếp từ chuyên gia. 

Khi bổ sung đường miệng, tránh bổ sung vitamin D dạng viên nang. Chỉ dùng dạng lỏng nhỏ giọt và dạng xịt là được khuyên cho nhóm trẻ nhỏ.

Trong những năm gần đây, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Todd, Đại học Ulster (Vương quốc Anh), một số vitamin D dạng xịt trực tiếp vào miệng như vitamin D3 Dimao cho thấy lợi ích trong gia tăng hấp thụ vitamin D cũng như sự tiện lợi trong khi sử dụng và sự thích thú hợp tác của trẻ. 

Nên bổ sung vitamin D thông qua đường miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Niêm mạc miệng đặc biệt là vùng dưới lưỡi với vô số mao mạch nằm ngay lớp dưới màng đáy của tế bào biểu mô nên vitamin D được hấp thu thẳng vào vòng tuần hoàn mà không chịu tác dụng của dịch tiêu hóa và được vận chuyển đến gan để bắt đầu bước chuyển hóa dạng chức năng sau đó.

Liều bổ sung vitamin D

Theo hướng dẫn, liều dự phòng vitamin D là liều duy trì cho trẻ không thiếu hụt vitamin D, và không gây dư thừa.

Độ tuổi 0- 4 tuổi: Liều dự phòng là 300-400IU/ngày dành cho các bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức kết hợp dưới 500ml/ngày. 

Riêng trẻ bú sữa công thức (có chứa vitamin D trong thành phần) hoàn toàn và lượng bú trên 500ml/ngày thì không cần bổ sung vitamin D hàng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện hoàng gia Wocester (Vương Quốc Anh)

hongngan

Tin liên quan

5 tuyệt chiêu khiến trẻ hết ngạt mũi ngủ ngon, hiệu quả nhất là mẹo số 2

Trẻ bị ngạt mũi thờ khó khè khó ngủ thường quấy đêm. 5 bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ...

Cứ 5 trẻ em Trung Quốc thì có 1 em bị béo phì

Cứ 5 trẻ em Trung Quốc thì có 1 em bị thừa cân hoặc béo phì. Nghiên cứu mới nhất...

Những loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Học mà chơi – chơi mà học, đồ chơi không chỉ đơn thuần là những vật để giải trí mà...

Bé đau bụng, mẹ cho uống nước lá mơ ai cũng mắng nhưng kết quả lại vô cùng bất ngờ

Với mẹ bầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc khi tẩy giun, thì có thể...

Cậu bé mắc bệnh tâm thần vì bị mèo cào

Cậu bé 14 tuổi ở Mỹ đột ngột xuất hiện ảo giác, hoang tưởng kèm ý nghĩ tự sát và...

Làm sao để con được an toàn khi đi thang máy một mình?

Nhà văn Hoàng Anh Tú, anh Chánh Văn một thời của báo Hoa Học Trò, đã có những chia sẻ...

6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt có thể cha mẹ chưa biết

Bài viết sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng thâm quầng...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

18 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

18 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

23 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình