Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Bệnh tiểu đêm thường gặp ở người già do hormone thay đổi, bàng quang yếu; một số trường hợp do mang thai, thận yếu, uống nhiều nước.

Một giấc ngủ đêm ngon lành giúp bạn cảm thấy được nghỉ ngơi và sảng khoái vào buổi sáng. Tuy nhiên, giấc ngủ có thể bị gián đoạn nếu bạn thường xuyên phải thức dậy đi tiểu.

Theo các chuyên gia, nếu thức dậy nhiều hơn hai lần mỗi đêm thì gọi là bệnh tiểu đêm, phổ biến nhất ở người trên 60 tuổi.Nghiêm trọng hơn nếu bạn phải thức dậy từ năm đến sáu lần mỗi đêm.

Người bị tiểu đêm thường cảm thấy cần phải đi khẩn cấp nhưng lại rất ít nước tiểu. Tiểu đêm khác đái dầm. Đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ do một số nguyên nhân như rối loạn hormone, bàng quang nhỏ hơn bình thường, rối loạn thần kinh, yếu tố tâm lý... Tiểu đêm do nguyên nhân khác.

Lão hóa là một trong những lý do lớn nhất khiến bạn đi tiểu vào ban đêm. Khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormone chống bài niệu để giữ chất lỏng dẫn đến việc sản xuất nước tiểu tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Cơ co thắt trong bàng quang cũng trở nên yếu dần theo thời gian, khiến bàng quang giữ nước tiểu khó khăn hơn. 

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính, uống quá nhiều chất lỏng (đặc biệt là caffein và rượu) trước khi đi ngủ, nhiễm vi khuẩn trong bàng quang hoặc sử dụng những loại thuốc lợi tiểu.

Phụ nữ có thể gặp đi tiểu thường xuyên do mang thai và sinh nở. Khi ấy bàng quang suy yếu dẫn đến hay tiểu đêm.

Trong một số trường hợp, đi tiểu vào ban đêm là triệu chứng các bệnh suy thận mạn tính, suy tim sung huyết, tiểu đường, tuyến tiền liệt mở rộng. Nó cũng có thể là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Tiểu đêm do rất nhiều nguyên nhân như: lão hóa, uống nhiều nước vào ban đêm, phụ nữ mang thai, thận yếu... Ảnh: Health

Làm thế nào để biết mình mắc bệnh tiểu đêm

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tiểu đêm bằng cách đánh giá các triệu chứng của bạn và thực hiện kiểm tra thể chất. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi để xác định nguyên nhân, bao gồm: số lần bạn đi tiểu vào ban đêm, bạn đã trải qua việc đi tiểu vào ban đêm trong bao lâu, các hoạt động thường xuyên của bạn trước khi đi ngủ là gì?

Bác sĩ cho bạn xét nghiệm nước tiểu, thực hiện siêu âm vùng chậu để xem lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu là bao nhiêu.

Một số xét nghiệm khác kỹ hơn, gồm lượng đường trong máu, nitơ ure máu, độ thẩm thấu máu, độ thanh thải creatinin và điện giải trong huyết thanh. Những xét nghiệm này xác định chức năng của thận tốt như thế nào, để làm rõ nguyên nhân.

Làm thế nào để điều trị tiểu đêm

Điều trị đi tiểu đêm phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, bạn uống quá nhiều trước khi đi ngủ, bác sĩ sẽ đề nghị hạn chế chất lỏng trong một thời gian nhất định. Một số hành vi làm giảm tần suất đi tiểu vào ban đêm như ngủ trưa giúp cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn, lưu thông chất lỏng tốt hơn trong ngày, từ đó giảm đi tiểu vào ban đêm.

Một số loại thuốc làm giảm đi tiểu vào ban đêm, như thuốc kháng cholinergic giúp thư giãn co thắt cơ trong bàng quang, giảm nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, mờ mắt. Một khi bạn ngừng dùng chúng, các triệu chứng sẽ trở lại.

Bác sĩ khuyên dùng thuốc lợi tiểu để khuyến khích đi tiểu sớm hơn trong ngày để làm giảm lượng nước tiểu trong bàng quang vào ban đêm. Uống một dạng tổng hợp của hormone chống bài niệu cũng có thể giảm đi tiểu vào ban đêm.

Theo Thúy Quỳnh/Vnexpress

Tin liên quan

Chống ung thư, tiểu đường, tăng trí nhớ cực tốt nhờ sô cô la

Loại "siêu thực phẩm" ngọt ngào này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, sa sút...

Đi tiểu có dấu hiệu này: Bạn cần đến bệnh viện ngay

Theo PGS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh...

Người bị tiểu đường tập thể dục sáng sớm cần tránh 5 chuyện này

Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị tiểu đường cần tránh những lỗi...

Nước dưa leo ngâm có thực sự tốt cho người bị tiểu đường?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy dưa leo có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, uống...

'Rước họa vào thân' vì tự ý mua thuốc trị tiểu đường không rõ nguồn gốc

Nhờ người quen giới thiệu, những bệnh nhân này đã tự ý mua thuốc Đông y điều trị bệnh đái...

Hạt mè giúp kiểm soát bệnh tiểu đường cực tốt

Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, hạt mè còn cực kỳ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì các...

Chanh có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2?

Hiệp hội Kiểm soát Bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ nhận định, chanh là siêu thực phẩm cực tốt cho bệnh...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

5 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

19 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

19 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

19 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

19 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

23 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

23 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

23 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình