1. Là nguồn protein thực vật phong phú
Theo trang Healthline (Mỹ), hạt mè rất giàu protein thực vật được gọi là methionine và cysteine, hai loại protein này vô cùng cần thiết để sản sinh các hormone, insulin trong cơ thể.
2. Là nguồn chất xơ tốt
Hạt mè rất giàu chất xơ, việc ăn hạt mè thường xuyên sẽ giúp tăng hàm lượng chất xơ trong cơ thể. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường và do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
3. Có hàm lượng carbohydrate thấp
Hàm lượng carbohydrate thấp cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, bởi hàm lượng carbohydrate thấp có nghĩa là có rất ít đường trong hạt mè.
4. Chứa pinoresinol
Pinoresinol là một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, bằng cách ức chế hoạt động của enzyme maltase. Maltase là một enzyme tiêu hóa chuyên phân hủy đường. Hạt mè có chứa pinoresinol, khi ức chế hoạt động của Maltase nó có thể giúp kiểm soát lượng đường.
5. Giàu chất chống oxy hóa
Các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hạt mè có thể làm tăng mức độ hoạt động của các chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn. Chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và tăng cường cải thiện việc sản xuất và sử dụng insulin trong cơ thể.