Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, bệnh thường lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể dễ dàng mắc bệnh nếu tiếp xúc với mầm bệnh qua bố mẹ, đồ dùng hàng ngày hoặc dụng cụ y tế không được vệ sinh…
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ
Nhiều người cứ nghĩ bệnh sùi mào gà chỉ lây truyền cho người trưởng thành khi quan hệ tình dục bừa bãi. Nhưng thực tế bệnh có khả năng lây nhiễm cao khi trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh. Do đó, trẻ có thể lây nhiễm bệnh sùi mào gà nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Đặc biệt, trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên khả năng nhiễm bệnh sẽ tăng cao nếu tiếp xúc với vius HPV.
Ngoài lý do trên, trẻ nhỏ có thể lây nhiễm sùi mào gà khi bị lạm dụng tình dục. Độ tuổi bị lạm dụng tình dục và mắc bệnh sùi mào gà cao nhất nằm trong khoảng từ 7 đến 12 tuổi.
Dấu hiệu khi bị lây nhiễm sùi mào gà
Ở giai đoạn đầu, bệnh gây sần sùi và đổi màu ở vùng da bị virus tấn công. Sau vài tuần đến vài tháng, các tổn thương sẽ tập trung lại và hình thành nhiều mảng sần sùi lớn giống súp lơ.
Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Điều trị bệnh
Với trẻ nhỏ, khi nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ dùng phương pháp bôi thuốc và điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, nếu cách này không hiệu quả, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đặc biệt, bệnh sùi mào gà không thể khỏi hẳn chỉ sau một lần điều trị. Do đó, bệnh nhân cần thường xuyên đi khám để bác sĩ theo dõi và đến khi virus HPV bị tiêu diệt hoàn toàn.