Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Trong một số ít trường hợp, ở những người có mức mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau:
- Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
- Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
- Nổi các cục u ở góc trong của mắt.
Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 93 triệu người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) có chỉ số mỡ máu cao hơn giới hạn khuyến nghị là 200 mg/dL. Nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao bao gồm:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm hoặc đột quỵ.
- Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga,…
- Lười tập thể dục thể thao, ít vận động và duy trì các hoạt động thể chất.
- Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
- Bị thừa cân, béo phì.
Mỡ máu cao vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên mỗi người nên kiểm tra mức mỡ máu ít nhất từ 4 – 6 năm/ lần. Nếu có tiền sử có mỡ máu cao hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch, bác sĩ khuyến khích kiểm tra thường xuyên hơn.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh mỡ máu cao. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị rối loạn mỡ máu là việc làm cần thiết.
6 thực phẩm góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả
Giá đỗ
Ngũ cốc
Các loại cá và dầu thực vật
Rau xanh, hoa quả
Các loại thịt trắng
Uống nhiều nước
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội