Phụ Nữ Sức Khỏe

Người phụ nữ sảy thai đôi do biến chứng cúm A

Thai phụ 35 tuổi mang thai đôi 21 tuần mắc cúm A biến chứng nặng, rơi vào tình trạng nguy kịch, bác sĩ buộc phải can thiệp lấy thai để cứu mẹ.

Các bác sĩ Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết gần đây tiếp nhận và điều trị cho nhiều phụ nữ mang thai mắc cúm. Trong đó, một số ca trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ của cả mẹ và con.

Thai phụ biến chứng nặng vì tự điều trị cúm A

Điển hình là trường hợp thai phụ 35 tuổi, mang thai đôi 21 tuần. Trước khi vào viện, người phụ nữ quê Hải Dương có các triệu chứng sốt, ho và tự test phát hiện dương tính với cúm A. Bệnh nhân tự điều trị tại nhà và giảm sốt.

Tuy nhiên, triệu chứng sốt cao tái phát, kèm theo ho liên tục và đau, gò tử cung. Khi nhập viện tại địa phương cấp cứu, bác sĩ buộc phải xử lý lấy thai do tình trạng nguy kịch.

Sau đó, bệnh nhân được xử trí cầm máu và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Tại Viện Y học Nhiệt đới, bác sĩ xác định bệnh nhân đã sảy thai đôi 21 tuần và cần được theo dõi, điều trị tích cực.

Một thai phụ khác 34 tuổi, mang thai 27 tuần, tiền sử hen suyễn và viêm phế quản, cũng nhập viện trong tình trạng ho, khó thở nặng và sốt kéo dài. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm cúm A, có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Sau đó, bệnh nhân được điều trị tích cực, hiện không còn khó thở và cắt sốt. Các bác sĩ khoa Sản kiểm tra thai nhi vẫn phát triển bình thường.

Thai phụ mắc cúm A được điều trị tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Chị T.T.L., 32 tuổi, thai 7 tuần, ở Nam Định, có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, sốt cơn, nhiệt độ cao lên tới 39 độ C, test dương tính với cúm A. Bệnh nhân lo lắng nên tới Bệnh viện Bạch Mai để thăm khám. Trước những nguy cơ, ảnh hưởng khó lường của cúm A tới thai nhi, các bác sĩ đã cho thai phụ nhập viện theo dõi.

Đáng chú ý, cả 3 thai phụ trên đều không tiêm vacaccine phòng bệnh, chủ quan và thiếu hiểu biết về nguy cơ nhiễm, mắc cúm A.

Khi nào mẹ bầu cần đi khám ngay?

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới, cúm mùa (cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B) thường lành tính nhưng có thể gây biến chứng nặng ở một số nhóm nguy cơ cao, như trẻ dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Phụ nữ mang thai khó tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt cúm, do thời kỳ thai sản có nhiều thay đổi về cơ thể. Nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường, dẫn đến mẹ bầu rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Trong khi đó, virus cúm có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm bội nhiễm, sảy thai, sinh non, hoặc trẻ sinh ra thấp cân. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, virus cúm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Phụ nữ mang thai thường bị nặng hơn so với người bình thường khi nhiễm cúm, do hệ miễn dịch suy giảm trong thai kỳ.

"Virus cúm khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật (đặc biệt trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ). Thậm chí, khi sốt cao kết hợp với độc tính virus, mẹ bầu có thể bị kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu… Ngoài ra, mẹ bầu bị cúm cũng có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi như tim bẩm sinh, sứt môi - hở hàm ếch, khiếm khuyết cơ thể, rối loạn tâm thần do não bị tổn thương…", PGS Cường cho hay.

Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào mắc bệnh cúm cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Việc dùng thuốc đúng cũng rất quan trọng khi mẹ bầu mắc cúm. Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng thuốc. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để khám ngay khi có những triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu.

Các chuyên gia khuyến cáo vaccine phòng cúm là biện pháp an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Bà bầu nên tiêm phòng trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ mà không lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, thai phụ cần tránh đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và bổ sung dưỡng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cường sức đề kháng.

Theo Phương Anh/Tri thức

Tin liên quan

Phụ nữ mang thai nhiễm cúm: Coi chừng mất con

Phụ nữ mang thai nhiễm cúm thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn và thời gian hồi phục lâu hơn...

Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy

Thời tiết thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh, khiến thực phẩm dễ bị nhiễm...

Bé gái đông đặc phổi do mắc cúm A

Bé gái 5 tuổi nhập viện với tình trạng sốt cao kéo dài, suy hô hấp tiến triển nhanh, được...

Cách tránh thai an toàn cho người ngại bao cao su

Người dân nên hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cũng như thảo luận với bác sĩ...

Căn bệnh khoảng 10% phụ nữ mắc phải khi mang thai

Đái tháo đường thai kỳ là triệu chứng tương đối phổ biến, thường biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu...

Sản phụ 21 tuổi "đẻ rơi" con tại nhà

Ở nhà thấy đau bụng và bị vỡ ối, do cơn co đến dồn dập, sản phụ đã rặn theo...

Tâm sự nam bác sỹ sản khoa: Áp lực nhưng hạnh phúc khi nghe tiếng khóc chào đời

Không nên đặt ra vấn đề bác sỹ sản phụ khoa phải là nam hay nữ. Xã hội ngày càng...

Tin mới nhất

Cách làm nước chấm mù tạt

2 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn kém ngon

2 giờ trước

6 lợi ích bất ngờ khi uống nước ép cà chua hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Trứng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn thế nào mới đúng cách?

2 giờ trước

Được mệnh danh là "trùm" dinh dưỡng, quả chuối mang đến nhiều công dụng bất ngờ không phải ai cũng...

22 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả mận?

22 giờ trước

Ăn xoài thường xuyên có tốt không? 4 công dụng tuyệt vời của xoài đối với sức khỏe

22 giờ trước

Bật mí 2 cách làm thịt bò xào tỏi thơm mềm đậm vị

1 ngày 20 giờ trước

Cách bảo quản đậu bắp giữ được lâu

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình