Người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nên tránh uống sữa. Do chất béo trong sữa có thể làm ảnh hưởng đến sự có bóp tâm vị (cơ co thắt dưới thực quản) làm tăng trào ngược dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Người bị viêm loét đường tiêu hóa
Sữa là loại đồ uống mà người mắc bệnh viêm loét đường tiêu hóa nên tránh sửa dụng. Uống sữa có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết thêm nhiều axit, làm bệnh thên nặng.
Người hay bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy
Những chứng bệnh này có thể không phải do sữa gây ra. Tuy nhiên, khi uống sữa, tình trạng sẽ càng thêm nghiêm trọng, gây khó chịu cho người sử dụng. Do đó, tạm ngưng sử dụng sữa trong lúc này là một biện pháp hữu hiệu.
Người đang bị mụn trứng cá
Một kết luận tổng hợp từ 241 nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ vào năm 2018 chỉ ra rằng, sữa tách béo làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Nguyên nhân được cho là việc sử dụng sữa ở độ tuổi thanh thiếu niên có tác động đến các hormone như insulin, IGF-1, ảnh hưởng xấu đến làn da.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào giải thích cụ thể cơ chế tác động của các chất trong sữa đến tình trạng nổi mụn.
Người có lượng cholesterol cao
Khi nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn bình thường, các chất béo có thể bị lắng đọng trong mạch máu làm cản trở sự vận chuyển máu qua động mạch, lâu dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Việc tăng cholesterol có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra rằng, cứ 100g sữa bò lại chứ 10g cholesterol. Do đó, người có nồng độ cholesterol trong máu cao không nên sử dụng sản phẩm này.