Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Cái quý của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.
Những công dụng của sữa chua đối với sức khỏe
Cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi: Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi, giảm bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Có một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.
Sữa chua đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa. Ảnh minh họa: Internet
Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột: Sữa chua rất có hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng. Kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nên cơ thể rất dễ nhiễm bệnh.
Cải thiện sình hơi, đầy bụng: Đối với người bị đau dạ dày thường phải dùng thuốc kháng axit nên vi khuẩn sinh hơi sẽ dồn lên, làm bụng trở nên khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
Giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy: Với người bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, ăn sữa chua sẽ lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy.
Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều thứ tốt sẽ có hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi nạp quá nhiều sữa chua.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi nạp quá nhiều sữa chua
Gây khó tiêu: Sữa chua vốn được biết đến như thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng trong sữa chua trên thị trường hiện nay thường có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu hóa trong cơ thể. Với những người không dung nạp được lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, hoặc tiêu chảy…
Ảnh hưởng tiêu cực đến não: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology đã báo cáo rằng ăn nhiều sữa chua dẫn đến kết nối thần kinh mạnh hơn giữa màu xám periaqueductal và vỏ não trước trán, phần não giúp đưa ra quyết định. Tuy nhiên, ăn sữa chua chứa men vi sinh hai lần một ngày cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não. Đặc biệt, nó làm giảm hoạt động ở những vùng quan trọng nhất của não.
Gây béo phì: Mặc dù sữa chua có tác dụng cân bằng trọng lượng cơ thể, nhưng đó là trong trường hợp chúng ta ăn một lượng vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì, bởi trong thành phần của các loại sữa chua hiện nay có chứa khá nhiều đường, nếu lạm dụng sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết. Thế nên với những ai có vấn đề về cân nặng thì nên chọn cho mình loại sữa chua ít đường, hoặc không đường để tránh những nguy hại đến sức khỏe cơ thể.
Sỏi thận có thể hình thành: Một cốc sữa chua nguyên chất có chứa 296 miligam canxi (mg), giúp ngăn ngừa loãng xương, duy trì cơ bắp, cải thiện sức khỏe tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, có quá nhiều canxi trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt, theo Natural News. Ngoài ra, ăn quá nhiều sữa chua cũng có thể làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm, có thể dẫn đến sự tích tụ canxi trong mạch máu.
Dị ứng: Không phải ai cũng có thể uống được sữa. Vậy nên, nếu bạn là người bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất có trong sữa thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ sữa chua vì nó có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban, nôn mửa…, thậm chí là tử vong. Những người thường xuyên bị đầy hơi không nên tiêu thụ quá nhiều lượng probiotics có trong sữa chua hàng ngày.
Tương tác với một số loại thuốc: Ăn quá nhiều sữa chua trong khi dùng một số loại kháng sinh, chẳng hạn như ciprofloxacin và tetracycline, sẽ làm cho thuốc thậm chí kém hiệu quả hơn. Ăn nhiều sữa chua trong khi dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể khiến người ta bị bệnh vì những thuốc này làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Ăn quá nhiều sữa chua cũng có thể gây nhiễm trùng nấm men vì đôi khi nó có chứa men.