Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn thuốc hỗ trợ trị mề đay

Mề đay là một hiện tượng rất thường gặp trong mùa thu đông. Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay, đỏ, sưng phù và ngứa ngáy.

Mề đay là một hiện tượng rất thường gặp trong mùa thu đông. Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng mề đay, đỏ, sưng phù và ngứa ngáy. Mề đay có thể xuất hiện do yếu tố cơ địa dị ứng, do thời tiết hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cần tránh tối đa các yếu tố nguy cơ và đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc tốt cho người bệnh.

Cháo khổ qua - rau muống - tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín kỹ cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: khổ qua tính mát, thanh nhiệt chống dị ứng, dịu cơn ngứa và làm mát da; rau muống vị ngọt tính hơi hàn, tác dụng tiêu độc, nhuận cơ, sinh cơ, chống ngứa, tiêu phù, hoạt trường; tim lợn bổ tâm, kiện não; gạo tẻ bổ tỳ dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.

 Cháo chi tử hạt dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng.

Cháo chi tử - hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: hạt sen bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chi tử chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần. Gạo tẻ dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng. Bài này phù hợp với những người bị mề đay thể phong nhiệt với biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...

Cháo rau má - đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, khi cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: rau má tính mát nhuận gan, mát phổi, kháng viêm, tiêu độc. Đậu xanh mát bổ, thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, giải độc rất tốt. Món này tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, nhuận huyết, tiêu độc, lợi gan mật..., rất phù hợp với những người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Theo Lương y Thanh Ngọc/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Thịt vịt hầm bí xanh - món ăn 'thần kỳ' trị bách bệnh

Ngoài giúp cả nhà no căng bụng và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thịt vịt...

Món ăn phòng trị tàn nhang

Theo y học hiện đại, tàn nhang là do những rối loạn về nội tiết và các yếu tố gây...

Cảm cúm, viêm họng vì thời tiết thay đổi, làm ngay mứt quất mật ong thơm ngon để phòng bệnh

Mứt quất mật ong là bài thuốc dân gian giúp trị ho, tiêu đờm, ngăn ngừa cảm cúm vô cùng...

Người bị tiểu đường nhất định phải biết những món ăn đơn giản này

Điều trị đái tháo đường bằng chế độ ăn uống hằng ngày là phương pháp cơ bản và được ưu...

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh còi xương cho trẻ

Nếu con bạn thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ rụng...

Mách bạn những món ăn hàng ngày chữa táo bón hiệu quả

Táo bón khiến bạn bất tiện trong sinh hoạt, mất sức và suy nhược cơ thể. Những món ăn hàng...

Món ăn từ thịt vịt đẩy lùi yếu sinh lý

Thịt vịt là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình. Ngoài việc cung cấp nguồn dinh...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình