1. Bố/mẹ yêu con
Việc nhắc nhở con về tình yêu của bạn dành cho con mặc dù con đang tức giận và cư xử không ngoan. Và rằng dù con có tức giận thế nào, dù con có nói gì thì bố mẹ vẫn sẽ yêu con. 3 từ này nên được nhắc đi nhắc lại nhắc lại một cách bình tĩnh và đều đặn để con có thể nghe thấy.
2. Bố/mẹ biết rằng con đang buồn
Để con biết rằng bạn thực sự nhìn thấy được nỗi tức giận của con sẽ giúp con tự nhận thức được những gì xảy ra với cơ thể chúng khi chúng tức giận. Nó cũng cho phép bạn có cơ hội nói chuyện với con về tình hình hiện tại mà chưa cần phải cố gắng giải quyết vấn đề ngay lập tức.
3. Tức giận cũng không sao!
Hãy trân trọng những cảm xúc của con. Có thể là trẻ đang tức giận một cách vô cớ và bạn không thể hiểu nổi lý do vì sao, nhưng hiện tại thì điều đó không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là trẻ cần phải nhìn thấy được một người lớn biết thấu hiểu và trân trọng những cảm xúc của chúng, dù cảm xúc đó là gì đi chăng nữa.
4. Con có muốn bố/mẹ giúp con không?
Bạn có thể đã đọc được ở đâu đó rằng ôm lấy trẻ là gợi ý tốt nhất khi trẻ đang tức giận. Thế nhưng, nhiều trẻ sẽ từ chối thẳng thừng bất cứ gợi ý động chạm hay giúp đỡ vào những lúc tâm lý chúng còn phức tạp như thế. Hãy cho trẻ những sự lựa chọn và cho phép trẻ tự đồng ý hay từ chối sự giúp đỡ của bạn.
5. Bố/mẹ tự hỏi nếu như…
Trẻ thường sẽ không thể tự hiểu lý do vì sao chúng buồn hay tức giận, vì thế hãy gợi mở cho con để con chia sẻ về cảm xúc, vấn đề của chúng và đồng thời đưa ra hướng giải quyết, ví dụ như “Bố/mẹ tự hỏi có phải con cần ăn gì không/có muốn ngủ một lát không/có muốn được ôm không…?”
6. Bố/mẹ sẽ…
Khi trẻ đang hét lên, gào thét hay ăn vạ, thì đó chính là chúng đang muốn xem phản ứng của bạn như thế nào. Những lúc như thế thì giữ bình tĩnh và sáng suốt là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, bạn cũng nên thông báo cho trẻ biết kế hoạch hay những gì bạn định làm tiếp theo, để trẻ biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo như: “Bố/mẹ sẽ đợi ở đây đến khi nào con sẵn sàng” hay “Bố/mẹ sẽ đợi bên ngoài cho đến khi con thôi gào thét.”…
7. Con có muốn thử…
Dù đây chưa phải là lúc thích hợp để diễn giải tình lý với trẻ, việc đề nghị giúp đỡ con là rất cần thiết. Thông thường trẻ tức giận bởi vì chúng không biết cách để tự kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc. Bạn có thể giúp con bằng cách gợi ý những cách để bình tĩnh.
8. Bố/mẹ đảm bảo rằng chúng ta có thể tìm ra được giải pháp
Bây giờ vẫn chưa phải là lúc để giảng giải cho trẻ. Có thể con đang muốn có một câu trả lời hay muốn tranh cãi với bạn nhưng hãy nói với con rằng chắc chắn bạn và con sẽ cùng tìm ra giải pháp sau, nhưng bây giờ chưa phải là lúc. Hãy chờ đến lúc con hoàn toàn bình tĩnh rồi mới bắt đầu bằng việc tìm ra lý do vì sao con lại tức giận hay mè nheo.
9. Con không được…
Việc đặt ra các ranh giới và kiên định là vô cùng quan trọng. Hãy để cho con biết rằng con có thể tức giận, con có thể có những cảm xúc như thế, nhưng tuyệt đối không bao giờ được đánh hay làm tổn thương người khác.
10. Con luôn an toàn mà!
Một trong những lý do khiến trẻ tức giận chính là nỗi sợ hãi. Chúng sợ những gì có thể xảy ra sau cơn tam bành, chúng lo lắng rằng bạn có thể sẽ nổi giận với chúng hay tệ hơn là chúng lo sợ cho sự an toàn của chúng. Hãy bình tĩnh nhắc cho con nhớ rằng con sẽ luôn được an toàn.
11. Bố/mẹ nhớ rằng lần trước chúng ta đã thử…
Nếu trẻ mới bắt đầu có những cơn giận dỗi và mè nheo trong thời gian gần đây, thì trẻ có thể sẽ nhớ được tất cả những gì bạn đã thử cho đến bây giờ. Trẻ cần được nhắc để nhớ ra những giải pháp nào có hiệu quả và những giải pháp nào không. Bằng cách như vậy, trẻ sẽ nhanh bình tĩnh hơn qua mỗi lần.
12. Bố/mẹ sẽ ở đây khi con sẵn sàng…
Quan trọng hơn cả, hãy nhắc cho con nhớ rằng bạn sẽ không bỏ mặc con. Thỉnh thoảng, chúng ta cũng sẽ cần những lúc nghỉ ngơi hay lùi lại một bước khỏi những tình huống đau đầu với con để có thể giữ bản thân được bình tĩnh và sáng suốt nhưng bạn cũng cần phải cho con biết rằng bạn sẽ luôn ở bên cạnh và giúp đỡ con. Đây cũng là một cách hữu hiệu để cho con biết con có thể tìm thấy bạn ở đâu và cảm thấy yên tâm hơn.