Nội dung bài viết:
Mỡ máu cao đang trở thành một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy bệnh mỡ máu cao là gì? Vì sao máu lại bị nhiễm mỡ? Cách nhận biết nhanh chóng biểu hiện bệnh và hướng điều trị tích cực nhất chính là những vấn đề bạn không thể bỏ qua trong những chia sẻ bổ ích dưới đây.
Bệnh mỡ máu cao là gì?
Có thể bạn đã nghe nhiều về căn bệnh này nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ bệnh mỡ máu cao là gì.
Mỡ máu còn gọi lipid máu không phải là chất dư thừa mà thuộc một trong những thành phần quan trọng của cơ thể. Máu trong cơ thể con người thường bao gồm 3 loại lipid chính: Chất béo trung tính (triglyceride), Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Bệnh mỡ máu hay máu nhiễm mỡ chính là tên gọi của hiện tượng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu rằng trong máu phải luôn được duy trì một tỷ lệ mỡ nhất định. Các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid sẽ xác định sự cân bằng tỷ lệ mỡ trong máu để duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của cơ thể. Máu nhiễm mỡ khi những chỉ số này vượt cao hơn mức cho phép. Cụ thể khi làm xét nghiệm kiểm tra, bệnh mỡ máu sẽ được phát hiện bằng chỉ số cholesterol tăng cao.
Tuy nhiên bạn đừng hiểu lầm rằng cholesterol vì gây ra bệnh mỡ máu nên là một yếu tố xấu cần loại trừ khỏi cơ thể. Cholesterol chỉ trở thành chất gây gây hại khi có sự rối loạn chuyển hóa mà căn bệnh khá nguy hiểm chính là xơ vữa động mạch.
Khi lượng cholesterol có tỷ lệ phù hợp sẽ tham gia hoạt động tái cấu trúc màng tế bào, là tiền chất tạo ra 1 số loại hormon và vitamin D duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể.
Triệu chứng của bệnh mỡ máu cao
Đa số những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ thường không biết rằng mình đã mắc bệnh và mắc bệnh từ khi nào. Biểu hiện của bệnh mỡ máu cao thường không có những triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Nhiều khi phải thông qua các xét nghiệm máu mới có thể xác định được hoặc chỉ khi bệnh đã chuyển nặng. Những người trẻ tuổi thường khó phát hiện bệnh hơn những người cao tuổi.
Tuy rằng bệnh rất khó nhận biết nhưng bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe của mình ngay khi có một số triệu chứng sau:
- Ngực tức khi thở hoặc vận động mạnh.
- Đi bộ hoặc đứng thấy đau chân.
- Vùng cổ, vai, lưng thường căng tức, đau nhói.
- Xuất hiện chứng ợ nóng, khó tiêu dù không ăn thức ăn khó tiêu hóa hoặc dầu mỡ nhiều.
- Mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm, ban ngày cơ thể luôn thấy mệt mỏi.
- Thường chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh kèm triệu chứng buồn nôn và nôn.
- Nhiều người bệnh sẽ nổi ban vàng dưới da, mắt cá chân sưng.
Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao là gì?
Nhiều người vẫn thường giữ suy nghĩ chỉ những người quá béo hoặc những người lớn tuổi mới mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Thế nên khi nhiều người thể trạng khá gầy, đi kiểm tra được bác sĩ thông báo mình mắc máu nhiễm mỡ vẫn không tin. Thực tế, nguyên nhân gây bệnh mỡ máu không phải chỉ do béo phì hay yếu tố cao tuổi.
Ăn uống thiếu khoa học
Nhiều người thường có thói quen nạp cho cơ thể rất nhiều các loại thịt, trứng sữa, đồ ăn sẵn hàng ngày. Họ nghĩ rằng cần ăn uống đủ chất thì cơ thể mới sức để làm việc, sinh hoạt. Tuy nhiên những thực phẩm này có chứa lượng chất béo bão hòa rất lớn, nếu sử dụng thường xuyên với số lượng lớn, lại không vận động nhiều, ăn rau xanh thì rất dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Không thường xuyên vận động, tập thể dục
Theo các nghiên cứu khoa học, những người ít vận động sẽ làm tăng lượng lipoprotein xấu, giảm lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Lười vận động còn thường xuyên sử dụng chất béo trong thực phẩm hàng ngày là nguyên nhân chính khiến nhiều người trẻ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Mắc bệnh béo phì
Người mắc bệnh béo phì rất dễ nhận biết về ngoại hình. Lượng mỡ tích tụ trong cơ thể thường tập trung chủ yếu ở phần bụng, mông. Những người béo phì thường có nồng độ LDL - cholesterol ( cholesterol có hại) trong máu rất cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến máu nhiễm mỡ. Người béo phì thường rất khó kiểm soát được vấn đề cân nặng và ăn uống.
Lượng thực phẩm giàu chất béo bão hòa nạp vào cơ thể một ngày thường lớn gấp nhiều lần người bình thường.
Yếu tố tuổi tác và giới tính
Những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao hơn người trẻ. Tuy nhiên ngày này bệnh mỡ máu cao lại có xu hướng trẻ hóa dần do thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động của người trẻ.
Nữ giới lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới lớn tuổi. Bởi trong độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu thường tăng cao, kết hợp với sự tụt giảm của hormone estrogen khiến quá trình chuyển hóa chất béo chậm lại.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì chế độ sinh hoạt thất thường như quá căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ. Những người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra bệnh này cũng có yếu tố di truyền.
Nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ mắc bệnh thì bạn cũng có khả năng nhiễm mỡ máu cao hơn những người khác.
Cách điều trị bệnh mỡ máu cao
Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không? Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không? Đây đều là những câu hỏi mà chắc chắn những ai đang theo dõi bài viết này mong muốn được giải đáp.
Bệnh mỡ máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Đặc biệt với người cao tuổi sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch,...
Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng bệnh mỡ máu có thể điều trị khỏi nhờ sự tiến bộ của y học cũng như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ rất cần chú trọng chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng lượng chất xơ và vitamin hàng ngày như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng.
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi như Omega 3, Omega 6 vừa cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu lại vừa ngăn ngừa các bệnh về xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp. Bạn có thể bổ sung axit béo chưa no này từ dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng hoặc từ các loại cá.
Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì?
Những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn, thuốc lá. Hạn chế lượng đường, muối khi chế biến thức ăn hàng ngày.
Những loại thực phẩm giàu cholesterol cao như nội tạng động vật, trứng, các loại thịt đỏ, mỡ, bơ động vật cũng cần hạn chế. Người bệnh không nên ăn tối muộn bởi lượng cholesterol đi vào cơ thể buổi tối rất khó tiêu hao do cơ thể ít vận động.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện thể dục khoa học, người mắc bệnh cũng có thể sử dụng thêm các bài thuốc nam chữa bệnh mỡ máu cao đã được nghiên cứu,... Đây đều là những bài thuốc có nguyên liệu tự nhiên, được áp dụng từ rất lâu nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về công dụng chữa bệnh.
Có thể thấy, việc hiểu các thông tin về bệnh mỡ máu sẽ giúp bạn biết cách áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe luôn được bảo vệ tốt nhất.