Cấp cứu vì bóng bay phát nổ
Mới đây, trong một buổi lễ khai mạc giải bóng đá ngành ngân hàng, các cầu thủ U14 Sông Lam - Nghệ An kéo chùm bóng bay che nắng. Bất ngờ, một người bật lửa nhanh chóng chùm bóng bay bị lửa tác động phát nổ khiến 3 cầu thủ ở gần bóng bay bị thương. Người đàn ông bật lửa cũng bị thương nặng.
Ngay sau đó, cả bốn người được đưa vào Bệnh viện Sản Nghi tỉnh Nghệ An cấp cứu. Các nạn nhân đều bị tổn thương ở vùng mặt, cổ và tay.
Ba cầu thủ của đội tuyển U14 được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An còn bệnh nhân nặng nhất lúc bật lửa đã được chuyển ra Hà Nội điều trị.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Thuỵ Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) cũng tiếp nhận 4 thanh niên quê Hải Phòng ra phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí chơi. Trong lúc chơi, cả 4 thanh niên cùng nhau gỡ chùm bóng bay bị rối dây và chùm bóng bay phát nổ khiến cả 4 người bị thương.
Nhóm người này nhanh chóng được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Uông Bí cấp cứu. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng cả bốn thanh niên này phải điều trị trong bệnh viện thời gian dài do các tổn thương bỏng da ở vùng mặt và vùng cánh tay.
Chị Đỗ Thị H. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng cháy xém tóc và tổn thương nặng ở mặt, cánh tay. Chị H. kể gia đình chị làm lễ sinh nhật cho cháu và được trang trí nhiều bóng bay. Trong lúc bật lửa để thổi nến phụt, lửa bắn vào chùm bóng bay, chị H, đứng cạnh để chụp ảnh và theo luồng gió hơi nóng nổ vào gây bỏng nặng.
Trường hợp của em Vũ Hà L. (24 tuổi, Hà Nội) cũng tương tự. Cơ quan em L. tổ chức tiệc và đặt mua bóng bay về. Khi người giao bóng mang đến cả chùm bóng bay trong túi nilon. L. mang vào phòng tiệc và đi qua khung cửa hẹp. Do bóng bay bị chèn và bất ngờ phát nổ khiến L. bị bỏng phải nhập viện cấp cứu.
Từ cô gái xinh đẹp, L. bị bỏng mặt cháy xém cả lông mày, tóc và mặt bị phỏng.
Sơ cứu như thế nào khi?
Theo bác sĩ Nguyễn Thống, nguyên trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), bỏng do bóng bay không phải là hiếm mà bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bỏng do bóng bay phát nổ nhất là vào mùa lễ hội, số bệnh nhân còn tăng lên.
Theo bác sĩ Thống bình thường bóng bay được bơm bằng khí heli. Tuy nhiên, đây là loại khí đắt tiền nên những người bán bóng bay thường bơm bóng bằng khí hydro (hoặc acetylene).
Bóng được bơm căng và được chèn thành chùm và khi phát phát nổ khí hydro tác động với oxy ngoài không khí gây cháy nổ. Do bóng thường được buộc thành chùm nên khi nổ sẽ tác động đến quả bóng bên cạnh và tạo thành vụ nổ lớn hơn.
Hydro là khí dễ cháy nếu tiếp xúc với lửa, điện thì có thể gây cháy và phát nổ ảnh hưởng tới những người đứng ở gần. Sức công phá khi một quả bóng phát nổ có thể không lớn, nhưng khi cả chùm cùng nổ một lúc, hậu quả sẽ thật khôn lường.
Bác sĩ Thống cho biết khi bị bỏng, do bóng bay phát nổ, những người xung quanh cần nhanh chóng sơ cứu nạn nhân. Cách sơ cứu nạn nhân như sơ cứu bỏng nhiệt. Nạn nhân cần nhanh chóng được làm mát bằng nước sạch. Nếu ở tay, chân ngâm vào trong nước sạch, nước mát, không chườm đá.
Vùng tổn thương ở mặt, ở thân cần xối nước sạch. Làm mát vết thương để tránh bỏng tổn thương ở sâu bên trong. Nếu nạn nhân có quần áo thì không lột quần áo mà lấy kéo cắt nhẹ hoặc đưa tới bệnh viện để được nhân viên y tế hỗ trợ.
Để phòng bóng bay phát nổ, bác sĩ khuyến cáo khi bơm khí acetylene, bơm hydro không bơm ngoài trời nắng, gần nguồn nhiệt như đèn dây tóc trong nhà, gần vùng có lửa.