Phụ Nữ Sức Khỏe

Lý do người mẹ Nhật ngồi ngoài cuộc xung đột của hai đứa trẻ

Trẻ con có thể tự giải quyết mâu thuẫn với nhau, lớn lên sẽ có cuộc sống tốt hơn, đó là điều các phụ huynh Nhật rút ra.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ - George Spivek - từng kể trên một tạp chí uy tín:

"Một lần khi đang mải mê đọc sách trong công viên, tôi bỗng nghe thấy tiếng khóc, quay lại tôi thấy hai đứa trẻ đang giằng co nhau. Đứa trẻ mặc áo xanh khoảng 3 tuổi, mặt sáng sủa. Cậu bé còn lại mặc áo vàng tầm 6, 7 tuổi. Dù bị đàn anh nhấc bổng lên, lúc quăng sang trái, lúc quật sang phải nhưng đứa trẻ áo xanh vẫn nắm chặt chiếc vòng trên cổ đối phương. Chúng giằng co nhau một hồi nhưng không thấy ai ra can ngăn.

Một lúc sau, một phụ nữ cao tuổi chạy tới quát cậu bé áo vàng và yêu cầu cậu ta trở về nhà. Cuộc chiến kết thúc. Lúc này, cậu bé áo xanh mới phủi bụi trên quần áo mình, chạy về phía người phụ nữ đang ngồi trên ghế đá gọi "Mẹ" bằng tiếng Nhật. Người phụ nữ quay lại, mỉm cười, xoa đầu và nói lời khen ngợi cậu bé đã tự giải quyết tốt mâu thuẫn. Hóa ra cô ấy đã chứng kiến toàn bộ vụ việc nhưng không hề can thiệp, chỉ ngồi đó và quan sát.

Sau đó tôi có gặp một giáo viên Nhật Bản, người này giải thích ở các lớp mẫu giáo tại Nhật khi nhìn thấy hai đứa trẻ đánh nhau, giáo viên không can thiệp ngay lập tức mà chỉ quan sát. Đại đa số những trận đánh nhau đó sẽ kết thúc trước khi giáo viên can thiệp. 'Hãy để con trẻ tự giải quyết mâu thuẫn của mình, đó là cách mà giáo viên cũng như phụ huynh ở Nhật vẫn thực hiện', vị giáo viên Nhật Bản khẳng định với tôi".

Ảnh minh họa: Internet

Kết thúc câu chuyện của mình, George Spivek khẳng định: "Những đứa trẻ có thể tự giải quyết mâu thuẫn, lớn lên sẽ có mối quan hệ cá nhân và kết quả học tập tốt hơn. Đó là kết quả nghiên cứu kéo dài 25 năm của tôi".

Theo nhà tâm lý học này, những đứa trẻ có thể tự giải quyết được mâu thuẫn cá nhân, khi đối mặt với khó khăn chúng sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Quan điểm của George Spivek đã nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh tại Mỹ trong nhiều năm qua.

Theo George Spivek, khi trẻ em tự giải quyết được mâu thuẫn sẽ có những lợi ích sau:

1. Cắt đứt sự phụ thuộc tâm lý

Tại sao nhiều đứa trẻ thường nhìn người lớn cầu cứu khi gặp khó khăn. Đó là bởi người lớn đã bao bọc và bảo vệ chúng quá nhiều. Hầu hết những đứa trẻ này đều bị lệ thuộc tâm lý vào người lớn, vì vậy khi gặp khó khăn, phản ứng đầu tiên là tìm kiếm sự giúp đỡ.

Theo thời gian, thói quen này trở thành một quy tắc ứng xử của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tâm lý sau này. Ví dụ: Khi con bạn bị bắt nạt, cướp đồ chơi hay cãi nhau... việc đầu tiên chúng nghĩ đến không phải là sự chống trả mà chờ đợi sự giúp đỡ từ người lớn.

2. Nuôi dưỡng thói quen tự mình giải quyết khó khăn

Nhiều trẻ luôn tránh né khó khăn bởi chúng phụ thuộc vào cha mẹ quá nhiều. Ngay từ khi còn nhỏ, đồ chơi rơi xuống đất hãy để tự trẻ nhặt, đồ chơi bị bạn lấy đi hãy để trẻ tự tìm cách lấy lại. Tự để trẻ giải quyết khó khăn không phải là cha mẹ không quan tâm mà chỉ giúp trẻ độc lập trong cách giải quyết vấn đề.

3. Biết cách tương tác tốt hơn với mọi người

Thông qua việc tự giải quyết mâu thuẫn, trẻ sẽ nhận ra một quy luật: Cách nào nhanh chóng làm dịu và cách nào đẩy mâu thuẫn lên cao. Kỹ năng này không thể có nếu như trẻ được người lớn giải quyết mâu thuẫn hộ chúng. Trẻ sẽ có khả năng tương tác tốt với mọi người nếu chúng tự mình giải quyết được vấn đề của chính mình.

Vậy nếu trẻ bị thương thì làm thế nào?

"Nếu để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn, nhỡ trẻ bị thương thì làm thế nào?" "Tôi phải làm gì khi con tôi bị thương?" Đây là những lý do khiến nhiều cha mẹ từ chối để con trẻ tự giải quyết mâu thuẫn.

"Tâm lý sợ nguy hiểm còn đáng sợ hơn vạn lần so với sự nguy hiểm. Cha mẹ chẳng thể bảo vệ con mình đến cả đời", George Spivek nhấn mạnh.

Theo nhà tâm lý này, phương pháp giáo dục của người Nhật cũng nói rõ: Khi 2 đứa trẻ bắt đầu đánh nhau, thầy cô giáo chỉ đứng ngoài quan sát. Khi thấy mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm, lúc đó họ mới can thiệp.

"Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Hãy cho trẻ có cơ hội tự giải quyết vấn đề trước, đừng tước đoạt nó", George Spivek nói.

Khi cha mẹ cố gắng thực hiện được việc này, trẻ sẽ nhận được 3 điều tích cực như phân tích ở trên. Dần dần bạn có thể thấy rằng trẻ con có thể tự mình giải quyết được mâu thuẫn, mặc dù đôi lúc chúng sẽ thất bại hoặc bị một số chấn thương nhỏ. Điều cần hiểu là trẻ không thể ẩn sau lưng cha mẹ đến hết cuộc đời.

Trong nghiên cứu của mình George Spivek kể một câu chuyện như sau: "Hồi nhỏ tôi thường chơi với một người anh họ hơn mình 3 tuổi ở cạnh nhà. Vì anh lớn và khỏe nên hay bắt nạt và cướp đồ chơi của tôi. Một lần tôi có bắt được vài con đom đóm và cho chúng vào một cái chai, như thường lệ, anh họ cướp mất cái chai đó.

Khi hai đứa đang tranh giành nhau thì bà ngoại tôi xuất hiện. Thay vì bênh vực đứa yếu thế là tôi, bà chỉ nói: ‘Hai đứa đang chơi gì thế? Vui thế?’. Trái tim tôi như vỡ vụn trước câu nói của bà, ‘Sẽ chẳng ai giải quyết giúp mình ngoài tự mình cả’. Vừa ấm ức vừa hờn dỗi, tôi lấy hết sức mình nhảy lên người anh họ giật tóc liên hồi. Mặc cho anh ấy gào khóc nhưng tôi nhất quyết không buông. Mãi sau khi mẹ anh ấy qua nhà thì cuộc chiến mới thực sự kết thúc. Từ lần đó, anh họ không bắt nạt và cướp đồ chơi của tôi nữa".

Kết thúc câu chuyện của mình, George Spivek khẳng định: "Mọi người thấy đó, đôi khi chính những đứa trẻ là người giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất".

Theo Hải Hiền/VNExpress

Tin liên quan

Giúp trẻ thích đọc sách từ gợi ý của chuyên gia

Cha mẹ hãy giúp trẻ thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ để tạo dựng nền tảng tri thức...

Những điều mẹ cần biết khi ‘đối phó’ với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh lý tiêu hóa. Mặc dù đơn...

7 lợi ích tuyệt vời khi chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo

Chăm sóc Kangaroo là một phương pháp tiếp xúc da giữa mẹ và bé. Thực tế đã chứng minh rằng...

Tại sao trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ, học tập,...

Chuẩn bị cho trẻ đi học, những điều cha mẹ cần biết

Bài viết sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để các bậc phụ huynh có những trang bị tốt nhất...

Hãy để con biết đói!

Biến bữa ăn thành "cuộc chiến" có thể dẫn đến nhiều tác động xấu về sức khỏe tâm thần lẫn...

Nghe chuyên gia giải đáp 6 vấn đề chủ yếu về dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như phán đoán những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mới có...

Tin mới nhất

Thạch quế hoa kỷ tử - món ngon 'bổ từ trong ra ngoài' lại còn hút mắt như đồ...

2 giờ trước

Áp dụng ngay thuốc trị ho handmade đơn giản lại hiệu quả bất ngờ

2 giờ trước

Công thức chế biến thịt xá xíu không cần lò nướng 'ngon như nhà hàng' ai làm cũng thành công

2 giờ trước

Bí quyết bảo quản thịt heo cực 'thần thánh', để mấy tháng trời vẫn tươi ngon, dinh dưỡng

2 giờ trước

Tuyệt chiêu chiên tóp mỡ siêu dễ, không bắn tung tóe bằng nồi chiên không dầu

2 giờ trước

Bật mí 2 cách làm bánh khoai mỡ thơm ngon, giòn rụm, điểm 10 chất lượng! Hội ngán dầu mỡ...

5 giờ trước

Thấy 4 loại cá này nên mua ngay: Người bán hàng tiết lộ ngọt thịt, ít xương lại giàu dinh...

6 giờ trước

Mách nhỏ: Công thức làm gà rô ti đơn giản, đậm đà, ngon ngất ngây

10 giờ trước

Điểm danh 3 loại cá 'tắm' đẫm kháng sinh, chớ dại ham rẻ mà mua về chế biến kẻo mang...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình