Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuẩn bị cho trẻ đi học, những điều cha mẹ cần biết

Bài viết sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để các bậc phụ huynh có những trang bị tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ đi học.

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (các mẹ phải trở lại làm việc sau 6 tháng nghỉ sinh con… ở xa ông bà, không đủ tiền để thuê giúp việc…) mà nhiều bậc phụ huynh lựa chọn phương án cho trẻ đi học từ sớm.

Hiện nay, các thành phố lớn có rất nhiều cơ sở công và tư, nhóm bảo mẫu nhận giữ trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng trang bị đầy đủ kiến thức để chuẩn bị cho trẻ đi học an toàn và hiệu quả.

chuan bi cho tre di hoc
Cha mẹ cần chuẩn bị tốt cho con trước khi đến trường - Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị gì cho trẻ đi học?

Đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ là sợ môi trường lạ và tiếp xúc với người lạ. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên gì nếu ngày đầu bé đi học mà bé khóc hay ăn vạ, đặc biệt là các bé nhỏ dưới 3 tuổi. Để hạn chế và chấm dứt tình trạng đi học là khóc nhè của các bé, cha mẹ cần chuẩn bị một số vấn đề như:

Lựa chọn trường học

Tùy vào điều kiện kinh tế, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn cho con mình học trường tư hoặc trường công. Trường công thường có mức học phí thấp hơn. Tuy nhiên đa số trường công hiện nay chỉ nhận trẻ từ 36 tháng tuổi và giờ giấc đưa đón cũng khá hạn chế (thường đón trước 16 giờ), không nhận giữ trẻ thứ bảy nên sẽ khá bất tiện cho các bậc cha mẹ nào đi làm công ty. Vì vậy, trường tư và nhóm giữ trẻ được cha mẹ ưu tiên lựa chọn đầu tiên.

Bạn cũng nên chọn trường gần nhà hoặc cơ quan làm việc, đoạn đường đi ngắn dưới 3km để con bạn không buồn ngủ trong quá trình di chuyển, tránh nắng mưa, bụi… khiến con dễ bị bệnh.

Bạn cũng nên tham khảo và so sánh từ 2-3 trường với các tiêu chí như học phí, môi trường học, sân chơi, thực đơn ăn uống, giáo viên, hoạt động ngoại khóa, camera theo dõi… để đảm bảo chọn được trường tốt nhất mà vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường

Trước khi cho trẻ đi học, phụ huynh nên dành thời gian trò chuyện với con về quãng thời gian ở trường, con sẽ được chơi gì, học gì. Dù cho trẻ 6 tháng tuổi hay trẻ 3 tuổi thì các bé đều có thể nhận thức được phần nào câu chuyện của cha mẹ.

Chuẩn bị cho trẻ đi học, phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý để trẻ không bị sợ hãi bởi thầy cô và môi trường mới. Kinh nghiệm của mình khi cho con đi học từ 13 tháng là trước khi đi học hai tuần, mình sẽ thủ thỉ kể cho con nghe về việc con chuẩn bị được có thêm bạn mới, thầy cô, những trò chơi mới và cho con thấy hình ảnh các anh chị trong khu phố đi học để con tập làm quen.

Sau khi con đi học về, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện về ngày học hôm đó để hiểu thêm về tính cách, sở thích, bạn bè của con cũng như ở trường có điều gì làm con lo lắng, sợ hãi hay không? Cha mẹ nên hỏi những câu hỏi mở như “Sáng nay con chơi trò chơi gì?”, “Trưa con ăn món gì?”

chuan bi cho tre di hoc
Cha mẹ cần quan tâm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con ở lớp để hiểu tâm lý bé - Ảnh minh họa: Internet

Một điều cũng cực kỳ quan trọng đó là bạn nên rèn luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm của các bé trước khi đi học (nên cho trẻ đi ngủ trước 21 giờ và dậy trước 6 giờ 30 sáng). Phụ huynh nên điều chỉnh lại lịch ngủ cho con trước thời gian đi học để chúng ta không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho con vào buổi sáng, làm ảnh hưởng tới bữa ăn sáng của con ở trường và lịch làm việc của cha mẹ.

Những ngày đầu tiên đi học, cha mẹ cũng nên chú ý đón con sớm hơn so với thời gian học cố định sau này, hỏi thăm cô giáo về thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của con để dần điều chỉnh cho phù hợp.

Chuẩn bị vật dụng sinh hoạt cá nhân

Tuỳ vào từng trường học mà các phụ huynh phải chuẩn bị trước những vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho bé. Một số vật dụng như:

Chăn, gối: Nên chọn loại mền mát, nhẹ để con sử dụng khi ngủ trưa. Có thể mang thêm gấu bông yêu thích của con đến trường để con ôm khi ngủ. Mỗi tuần chúng ta nên mang đồ dùng của con về để vệ sinh làm sạch.

Bình sữa, bình uống nước: Nếu con bạn vẫn đang bú bình, tốt nhất nên mua thêm một bình sữa để con sử dụng trên trường, một cái sử dụng riêng ở nhà. Bình uống nước cũng nên trang bị riêng cho bé để tránh sử dụng chung với các bé khác có thể lây bệnh.

Cặp, khăn lau mặt, mũ, kính mát, khẩu trang, áo khoác… là những vật dụng cũng rất cần thiết khi chuẩn bị cho trẻ đi học.

Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị những gì?

Không chỉ chuẩn bị cho trẻ đi học, cha mẹ cũng phải trang bị những kiến thức và tâm lý sẵn sàng cho quá trình phát triển tiếp theo của con.

Các bậc phụ huynh thường đứng trước rất nhiều lo lắng khi cho trẻ đi học, đặc biệt là cho con đi học từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi. Cha mẹ thường cảm thấy có lỗi khi cho con rời xa vòng tay chăm sóc của mình quá sớm, không biết con có được chăm sóc tốt không, có ngủ không, ăn có được không, các cô có hiểu con không. Tuy nhiên, đi nhà trẻ sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho trẻ, cha mẹ hãy bắt đầu gạt bỏ những lo lắng này.

Chúng ta cần có sự kiên nhẫn trong thời gian dài để con có thể thích nghi với môi trường mới. Không nên la hét, đánh đập khi trẻ có biểu hiện quấy khóc, không chịu đến trường mà nên nhẹ nhàng nói chuyện, vỗ về con để con tin tưởng và cảm thấy an toàn khi đi học.

Cha mẹ, ông bà cũng không nên có những câu nói đùa như “nếu con không ngoan thì ngày mai mẹ sẽ cho con đi học”. Vô tình cha mẹ đã làm việc đi học thành hình phạt khi trẻ không ngoan, làm trẻ có cái nhìn không thiện cảm về trường học.

chuan bi cho tre di hoc
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng con đi học sẽ dễ bị bệnh, sút cân hơn ở nhà nên không an tâm gửi con đi học - Ảnh minh họa: Internet

Hãy để con cảm nhận đi học là niềm vui chứ không phải là hình phạt. Tùy vào tính tình mỗi trẻ nhỏ mà quá trình thích nghi này có thể kéo dài từ 3, 4 ngày đến 1, 2 tháng.

Bên cạnh đó, khi trẻ đi học được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nên trẻ sẽ dễ bệnh hơn khi ở nhà. Vì vậy, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi con mình đi học cứ tháng nào cũng bệnh, không ho thì sổ mũi.

Đây là hiện tượng bình thường, cơ thể trẻ em sẽ tự thích nghi và sản sinh ra kháng thể kháng bệnh lại, sau một thời gian, cơ thể trẻ sẽ dần khỏe mạnh và không còn bệnh vặt nữa.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y dược Nhi khoa và người lớn Hoa Kỳ - Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine cho biết trên 1300 trẻ tại Canada đi học trước 2,5 tuổi. Tuy bị ốm nhiều hơn nhưng khi đi học tiểu học lại ít ốm hơn nhiều so với các em bé đi nhà trẻ muộn hoặc không đi nhà trẻ.

Điều đó nghĩa là các em bé ở nhà tuy không ốm nhưng không có nghĩa là khỏe mạnh hơn và ngay khi em bé này bước vào cánh cửa trường học, con sẽ phải trải qua những nguy cơ ốm tương tự, còn các em bé đi nhà trẻ sớm khi đó không còn phải đến gặp bác sĩ thường xuyên nữa rồi. Nói một cách khác, việc đi nhà trẻ còn giúp trẻ hoàn thiện bộ máy đề kháng của mình hơn.

Mỗi trẻ em đều được có quyền đến trường, để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường và bạn bè sẽ giúp trẻ nhanh thích nghi, linh hoạt hơn trong giao tiếp và ứng xử, hoàn thiện nhân cách của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình quan trọng sắp tới của con.

Mong một vài chia sẻ nhỏ trên sẽ giúp các bậc làm cha làm mẹ không còn bỡ ngỡ, bối rối khi cho con đến trường.

Mẹ Bi

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi khi mới đi học

Sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này lại...

Hai giai đoạn quan trọng cho trẻ học ngoại ngữ cha mẹ nhất định đừng bỏ qua

Việc cho trẻ học ngoại ngữ muốn đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần thiết nên để con làm quen...

Học kinh nghiệm hay của mẹ 9x cách tập cho trẻ đánh răng mỗi ngày

Các mẹ cần biết rằng răng sữa đẹp và khoẻ mạnh góp một phần rất quan trọng trong việc hình...

Bé có những “thành tích” sau đây ở trường mẫu giáo, mai này sẽ học hành rất khá

Trẻ em thường sớm bộc lộ tố chất thông minh của mình ngay từ khi còn đi học mẫu giáo.

Bé gái 7 tuổi rơi vào hôn mê sau nhiều ngày sốt không hạ

Ước mơ đến lớp của Hiệp đã phải gác lại chỉ sau một trận ốm. Bản thân em và gia...

Những loại thực phẩm tăng trí thông minh cho trẻ: Mẹ cần tập cho con ăn từ sớm

Thực phẩm rất cần thiết để tăng trưởng và phát triển cho trẻ em ở mọi giai đoạn phát triển....

Bố mẹ cần làm gì để phòng tránh cận thị cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả?

Cận thị ngày càng trẻ hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của trẻ. Trong quá trình...

Tin mới nhất

6 loại quả Việt được ví như ‘dược liệu vàng’, là ‘thuốc bổ’ cho gan, không chỉ cung cấp vitamin...

13 giờ trước

Loại rau được ví như ‘nữ hoàng thực vật’ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ai cũng...

13 giờ trước

Cách làm xôi nếp cẩm sữa chua dẻo bằng lò nướng, thơm ngon chuẩn vị, xoa dịu cái nóng trưa...

13 giờ trước

Mẹo bảo quản ớt cực đơn giản, để nửa năm cũng không hỏng, thơm nồng như mới

18 giờ trước

Hành tây vừa rẻ, lại dễ mua, ngâm với thứ này, có ngay bài thuốc quý cực tốt cho sức...

18 giờ trước

Loại rau rẻ tiền nhưng nhiều canxi như sữa, được mệnh danh là 'khắc tinh' của ung thư

18 giờ trước

Trứng vịt bổ dưỡng chẳng kém trứng gà nhưng những nhóm người này tuyệt đối tránh xa, kẻo rước bệnh...

18 giờ trước

Bật mí loại rau dại có tác dụng bổ máu, giúp giải độc gan cực kỳ hữu hiệu

18 giờ trước

Cơm cơm chiên muối é mang đậm hương vị miền Trung vừa thơm ngon với công thức đơn giản

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình