Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều mẹ cần biết khi ‘đối phó’ với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh lý tiêu hóa. Mặc dù đơn giản nhưng để lâu ngày, bệnh tiêu chảy cấp sẽ trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khá hiếm gặp

Theo PGS.TS.BS. Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là vô cùng hiếm vì hiện nay các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không cho ăn gì thêm ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy gần như là không có.

Tình trạng này chỉ có thể xảy ra ở những trẻ ăn ngoài sữa mẹ hoặc mẹ và trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, miễn dịch như: HIV, đẻ non…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo định nghĩa tiêu chảy ở trẻ lớn và người lớn là đi ngoài từ 3 lần trở lên/ngày, phân lỏng. Tuy nhiên thì định nghĩa đó không đúng với trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bình thường đã có thể đi ngoài 5 - 6 lần, thậm chí 10 lần 1 ngày do nhu động ở hệ tiêu hóa chưa được như trẻ lớn, người lớn. Vì vậy khi trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần/ngày nhưng vẫn ăn uống bình thường thì không gọi là tiêu chảy.

tre so sinh bi tieu chay 1
Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khá khó khăn, cần sự thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ lại, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ đều nhạy cảm và chưa phát triển hết

Để chẩn đoán các bệnh liên quan tới trẻ sơ sinh nói chung và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nói riêng đều cần các bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu đã xác định được đúng là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thì đây là những trường hợp rất hiếm và thường rất nặng.

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Trong những ngày đầu đời, phân trẻ sơ sinh được gọi là phân su, phân có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

tre so sinh bi tieu chay 2
Trong giai đoạn sơ sinh, hầu hết trẻ em đều đi phân su với tần suất liên tục suốt cả ngày - Ảnh minh họa: Internet

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy khá khó khăn, để nhận biết sớm các biểu hiện tiêu chảy mẹ hãy để ý:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: lỏng hơn cho đến rất lỏn hoặc chỉ toàn nước, màu sắc thay đổi, mùi tanh hơn, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt. Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng còn có thể lẫn cả máu.
  • Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bú kém, sốt hoặc không sốt, nôn ói.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy khi bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là do virus Rota, virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Không dung nạp lactose - một loại đường có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase - enzym cần thiết để tiêu hóa lactose, dẫn đến hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây vấn đề về đường ruột, làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức hoặc một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy. Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng…

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Đầu tiên để tránh trẻ bị mất nước mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất. Có thể cho bé uống thêm khoảng 50 -100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

tre so sinh bi tieu chay 3
Tích cực cho trẻ bú mẹ để hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Không tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Với các bé đang bú sữa mẹ thì bé hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ, vì vậy mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cải thiện chất lượng sữa mẹ.

tre so sinh bi tieu chay 3
Mẹ cần rửa tay thật sạch trước và sau khi thay tã cho em bé sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

1. Chế độ ăn BRAT

Các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên ăn theo chế độ BRAT bao gồm các loại sau: chuối (Banana), gạo (rice), táo (apple), bánh mì (Toast). Đây đều là những món ăn lành mạnh, ít đạm, ít béo, dễ hấp thu, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Đặc biệt, chuối có nhiều kali giúp duy trì chức năng của tế bào, bù đắp chất điện giải cho bé.

tre so sinh bi tieu chay 4
Chế độ ăn BRAT được khuyến cáo cho chị em nuôi con bằng sữa mẹ mỗi khi bé bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

2. Sữa chua

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ không nên uống sữa và sử dụng sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên sữa chua lại là thực phẩm mẹ nên sử dụng. Trong sữa chua có các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.

3. Các loại rau, củ, quả

Khi bị tiêu chảy, bé cần được tăng cường các loại vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng chống chọi bệnh tật. Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này cho bé bằng cách nâng cao chất lượng sữa mẹ. Mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả để giúp bé hấp thu được nhiều vitamin có lợi hơn.

4. Uống nhiều nước

Mẹ cần bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé bú nhiều hơn bình thường, vì vậy mẹ cần uống thêm nước để đảm bảo có đủ sữa cung cấp cho bé.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì?

Trong thời gian bé bị tiêu chảy, mẹ không nên ăn các loại thực phẩm dễ khiến cho tình trạng của bé thêm trầm trọng:

  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
  • Đồ ăn chưa nấu chín, không vệ sinh sạch sẽ… chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, kí sinh trùng có hại. Mẹ cần tuyệt đối tránh ăn các loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú.
tre so sinh bi tieu chay 5
Mẹ không nên ăn thức ăn sống cả trong thai kỳ lẫn sau khi sinh - Ảnh minh họa: Internet
  • Chất kích thích từ các loại đồ ăn, thức uống như: cà phê, rượu, thuốc lá…cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Đồ ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có hại cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn này.
  • Các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng... các mẹ nên hạn chế ăn nếu trẻ sơ sinh đang bị tiêu chảy.
  • Đường và các loại đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về hệ tiêu hóa và các vấn đề có thể gặp phải, trong đó có tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ giúp việc chữa trị và chăm sóc bé tốt hơn.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

7 lợi ích tuyệt vời khi chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp Kangaroo

Chăm sóc Kangaroo là một phương pháp tiếp xúc da giữa mẹ và bé. Thực tế đã chứng minh rằng...

Trẻ giật mình khóc đêm: Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý hiệu quả

Nhiều cha mẹ rất mệt mỏi vì bé cứ giật mình khóc thét vào ban đêm. Vậy đâu là nguyên...

Chuẩn bị cho trẻ đi học, những điều cha mẹ cần biết

Bài viết sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để các bậc phụ huynh có những trang bị tốt nhất...

Bé gái 7 tuổi rơi vào hôn mê sau nhiều ngày sốt không hạ

Ước mơ đến lớp của Hiệp đã phải gác lại chỉ sau một trận ốm. Bản thân em và gia...

Nghe chuyên gia giải đáp 6 vấn đề chủ yếu về dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như phán đoán những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mới có...

Đau đầu ở trẻ, thận trọng với u tiểu não

U tiểu não gồm các khối u phát sinh từ thùy nhộng, bán cầu tiểu não và não thất IV...

Những loại thực phẩm tăng trí thông minh cho trẻ: Mẹ cần tập cho con ăn từ sớm

Thực phẩm rất cần thiết để tăng trưởng và phát triển cho trẻ em ở mọi giai đoạn phát triển....

Tin mới nhất

Thạch quế hoa kỷ tử - món ngon 'bổ từ trong ra ngoài' lại còn hút mắt như đồ...

2 giờ trước

Áp dụng ngay thuốc trị ho handmade đơn giản lại hiệu quả bất ngờ

2 giờ trước

Công thức chế biến thịt xá xíu không cần lò nướng 'ngon như nhà hàng' ai làm cũng thành công

2 giờ trước

Bí quyết bảo quản thịt heo cực 'thần thánh', để mấy tháng trời vẫn tươi ngon, dinh dưỡng

2 giờ trước

Tuyệt chiêu chiên tóp mỡ siêu dễ, không bắn tung tóe bằng nồi chiên không dầu

2 giờ trước

Bật mí 2 cách làm bánh khoai mỡ thơm ngon, giòn rụm, điểm 10 chất lượng! Hội ngán dầu mỡ...

5 giờ trước

Thấy 4 loại cá này nên mua ngay: Người bán hàng tiết lộ ngọt thịt, ít xương lại giàu dinh...

6 giờ trước

Mách nhỏ: Công thức làm gà rô ti đơn giản, đậm đà, ngon ngất ngây

10 giờ trước

Điểm danh 3 loại cá 'tắm' đẫm kháng sinh, chớ dại ham rẻ mà mua về chế biến kẻo mang...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình