Phụ Nữ Sức Khỏe

Lũ kéo về ở các tỉnh miền Bắc: Uống nước đun sôi có đảm bảo an toàn? Bộ Y tế bày cách xử lý nước đúng cách, an toàn

Mùa lũ lụt thường có nguy cơ xảy ra nhiều dịch bệnh do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm. Thế nên việc uống nước đun sôi có đảm bảo an toàn trong mùa bão lũ? Bộ Y tế nhắc cần làm thêm 3 bước này mới tốt.

Theo báo Người Lao Động, để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Cụ thể: Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn....

Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão lụt; xử lý môi trường, khử khuẩn nguồn nước, xử lý chất thải, thu gom, tiêu hủy súc vật, gia cầm bị chết, không để ô nhiễm môi trường gây phát sinh, lây lan dịch bệnh.

Trong đó việc hết sức quan trọng chính là nguồn nước. Theo báo Trí thức và Cuộc sống, theo Bộ Y tế, với tình hình bão lũ ở các tỉnh miền Bắc, nước mưa ít bị ô nhiễm hơn nên cần được thu gom và xử lý để sử dụng trong việc ăn uống.

Uống nước đun sôi để nguội là một thói quen tốt với sức khỏe, được các bác sĩ khuyên dùng. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khi nước sinh hoạt được đun sôi, các vi khuẩn và ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn, một số chất khí độc hại có trong nước như khí amoniac (NH3), hydrosunphua (H2S)… sẽ thoát ra ngoài.

Ngoài ra, khi uống nước đun sôi còn ấm sẽ có các lợi ích cho sức khỏe như giảm nghẹt mũi và thông họng, loại bỏ được chất thải trong hệ tiêu hóa, giải độc cho cơ thể, ngừa táo bón, tăng cường lưu thông máu hay có thể giảm cân…

Ảnh minh họa: Internet

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo, với tình hình bão lũ tại các tỉnh phía Bắc nước ta những ngày qua có thể làm nguồn nước, nhất là nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các căn bệnh dễ mắc là thương hàn, giun sán, tả, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét… Vì vậy, Bộ Y tế khuyên người dân cần đảm bảo nước uống từ nguồn an toàn.

Điều nhiều người thắc mắc là trong tình hình bão lũ như ở các tỉnh phía Bắc hiện nay, liệu uống nước đun sôi có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Theo Bộ Y tế, tốt nhất mọi người nên sử dụng nước uống đóng chai, dùng viên khử trùng nước hoặc đun sôi nước trong khoảng 1 phút trước khi uống.

Bộ Y tế cũng cho biết, trong tình hình bão lũ, bên cạnh những nguồn nước ngọt có trong tự nhiên như nước mạch, nước giếng thì nước mưa là nguồn nước ít bị ô nhiễm hơn, cần được thu gom và xử lý để sử dụng trong việc ăn uống. Nhưng nước mưa cần phải xử lý trong 3 bước là làm trong nước, xử lý và đựng trong thùng hoặc đồ dùng có nắp đậy để tránh bụi bẩn, côn trùng hay loăng quăng.

Ảnh minh họa: Internet

Cách xử lý nước mưa theo đúng với hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

Bước 1 làm trong nước. Theo Bộ Y tế, có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

Đối với việc làm trong nước bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua cho 20l nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cotton để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Bộ Y tế lưu ý, trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2 là khử trùng nước. Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

Đối với khử trùng nước bằng hóa chất: Theo Bộ Y tế, với hộ gia đình hãy khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25l nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20l nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hóa chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Ảnh minh họa: Internet

Cách khử trùng nước như sau:

- Viên Cloramine B 0,25g: Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25l nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

- Viên Aquatab 67mg: Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20l nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

- Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong 1l nước.

- Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300l nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300l nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Bộ Y tế lưu ý, nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp. Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo. Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu không may cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

Bước thứ 3 là đun sôi nước. Theo Bộ Y tế, mọi người chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi. Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống. Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, các hộ gia đình có thể sử dụng thiết bị lọc để xử lý nước. Tuy nhiên, hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng…

Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước. Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Nhiều người có thắc mắc, sử dụng phèn chua lọc nước liệu có an toàn hay không? Theo Bộ Y tế, phèn chua cũng là một trong những hợp chất được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng trong thực phẩm với một liều lượng cụ thể. Khi sử dụng phèn chua theo liều lượng được Bộ Y tế khuyến cáo, thì thức ăn hoặc sản phẩm chứa phèn chua sẽ không gây tác động đến sức khỏe. Đối với việc sử dụng phèn chua để lọc nước trong ăn uống và sinh hoạt, mọi người cũng nên sử dụng theo đúng liều lượng như khuyến cáo và hướng dẫn để đảm bảo.

Thiên An (TH)

Tin liên quan

Điểm danh những thực phẩm gây tổn thương phổi chẳng kém khói thuốc

Có những loại thực phẩm tuy rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích nhưng lại bất ngờ tàn phá...

Dấu hiệu thận yếu và mẹo phòng ngừa bệnh thận mãn tính!

Bạn đang lo ngại về tình trạng sức khỏe về thận của mình?

Cách xử lý nước để người dân vùng bão lụt có nước sạch sử dụng

Người dân ở vùng bão lụt có thể sử dụng các hóa chất theo cách dưới đây để làm sạch...

Tăng cường sức khỏe tim mạch và trí óc bằng hoạt động giải trí

Hoạt động giải trí không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn rất có lợi cho sức khỏe...

Thực phẩm giúp giảm nồng độ axit uric, ngăn ngừa bệnh gút và các vấn đề về thận

Buổi sáng uống nước cần tây, trà gừng, hoa dâm bụt, ăn chuối, giấm táo... giúp giảm nồng độ axit...

Trà có tốt cho chứng đau đầu không?

Trà có thể làm giảm đau đầu vì nó có thể giúp mọi người thư giãn hoặc tăng cường trạng...

Những lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống giúp thận luôn khỏe mạnh

Để thận của chúng ta luôn được khỏe thì bạn nên thực hiện theo những lời khuyên về chế độ...

Tin mới nhất

Bí quyết giúp nam giới kéo dài thời gian ‘yêu’, tưởng hại nhưng lợi ích vô cùng, chị em cũng...

28 phút trước

2 năm sau ly hôn, chồng cũ dắt con riêng tới xin tái hợp, khi nghe chồng kể danh tính...

1 giờ trước

Đột ngột đến nhà người yêu chơi tôi chết sững nghe thấy giọng phụ nữ vang lên từ phòng ngủ

1 giờ trước

Bất ngờ về nhà vào buổi trưa, thấy vợ xách hai hộp cơm chạy xe ra ngoài, tôi lén đi...

1 giờ trước

Nhân tình có thai, chồng xin vợ 500 triệu để bồi thường cho cô ta, tôi nói một câu khiến...

2 giờ trước

Sau một năm ly hôn, vợ cũ xuất hiện với đầu tóc rũ rượi cùng nhiều vết thương, khi biết...

2 giờ trước

Về đến nhà tôi chết sững khi thấy trần nhà bị khoét một lỗ, trên sàn còn đọng lại dấu...

2 giờ trước

Hàng xóm bất ngờ lắp camera chĩa sang nhà, tôi sang hỏi chuyện thì biết được bí mật không tưởng...

3 giờ trước

Một lần đến nhà sếp chơi, tôi chết sững khi thấy con trai của sếp giống con mình y đúc...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình