Bạn muốn giữ gìn sức khỏe tốt và kéo dài đến cả những năm tháng tuổi già? Hãy cảnh giác với những dấu hiệu thận yếu này và xem danh sách các mẹo để ngăn ngừa bệnh thận mãn tính ở ngay bài viết dưới đây nhé! Cùng chúng tôi đi vào khám phá chi tiết ngay thôi nào!
Bệnh thận mãn tính là gì?
Bệnh thận mãn tính (CKD) hoặc suy thận mãn tính có nghĩa là mất dần chức năng thận vì thận của chúng ta có xu hướng lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, sau đó được loại bỏ qua nước tiểu nhưng nếu một người được chẩn đoán mắc bệnh thận thì điều đó sẽ ảnh hưởng sức khỏe chung của một người. Bạn sẽ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình một cách dễ dàng và người mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối sẽ phải chạy thận nhân tạo và thậm chí có thể phải ghép thận để sống sót.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Bhavin Patel, Chuyên gia Tư vấn Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Zen đã tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mãn tính là: “Bị tiểu đường, béo phì, hút thuốc, vấn đề tuổi tác, bệnh thận đa nang hoặc các bệnh thận di truyền khác, bệnh tim, nhiễm trùng thận tái phát và dùng thuốc có thể gây hại cho thận là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh thận.”
Các triệu chứng của thận yếu
Theo các nghiên cứu, những triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến thận bao gồm: buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược, khó ngủ, đi tiểu thường xuyên hoặc ít, chuột rút cơ, sưng bàn chân và mắt cá chân, da khô, ngứa, tăng huyết áp, khó thở do tích tụ chất lỏng trong phổi và thậm chí đau ngực.
Bên cạnh đó, nói về các biến chứng của việc thận yếu, Tiến sĩ Bhavin Patel cho biết: “Việc giữ nước có thể gây phù tay và chân, làm huyết áp cao, thiếu máu, bệnh tim, xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch, dễ dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khi mang thai.”
Vậy đâu là những biện pháp để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?
Tổng hợp các biện pháp phòng bệnh thận mãn tính
1. Đừng quên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn sẽ phải đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi định kỳ với bác sĩ điều trị nếu bạn có nhiều khả năng mắc bệnh thận.
2. Kiểm tra huyết áp của bạn theo đề nghị của bác sĩ
Huyết áp cao có thể gây tổn hại cho thận của bạn và khiến bạn dễ mắc bệnh thận. Nếu huyết áp của bạn vẫn ở mức cao, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện những thay đổi đơn giản trong lối sống, chẳng hạn như giảm lượng muối và rượu,...trong chế độ ăn uống hàng ngày.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn bị tiểu đường, cách tốt nhất để bảo vệ thận của bạn là kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ và quản lý lượng đường trong máu của bạn bằng cách chú ý vào những gì bạn đã ăn uống trong ngày.
4. Thể dục thể thao
Điều này sẽ giúp bạn giữ được cân nặng hợp lý, kiểm soát huyết áp và cholesterol, đồng thời giảm nguy cơ mắc mắc các bệnh về thận.
5. Bỏ hút thuốc
Việc hút các loại thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi, mà thậm chí còn làm hại cả thận của bạn nữa. Chính vì vậy, bỏ thuốc lá chính là cách thiết thực và cần thiết để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ gây mắc bệnh về thận.
Trên đây là chi tiết về các triệu chứng thận yếu cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh thận mãn tính mà bạn cần biết. Tóm lại, đây là một trong những căn bệnh có sức tàn phá cơ thể của chúng ta nhất, hãy biết cách thay đổi lối sống, chú ý vào chế độ ăn uống để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất, để chẳng cần sợ căn bệnh đáng sợ và dai dẳng này nữa nhé! Chúc các chị em áp dụng các biện pháp này thành công nhé!