Vậy mẹ bầu có ăn được lòng lợn không?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, có người ăn uống bình thường, có người chỉ cần người mùi thức ăn cũng đã nôn ói đến xanh mặt. Ngược lại cũng có những mẹ bầu lại nghén những món ăn chưa bao giờ đụng đũa nhưng lúc mang bầu nó lại trở thành món khoái khẩu thèm đến mức không ăn không chịu được.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hầu như các cơ quan nội tạng của lợn đều mang đến giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho bà bầu. Phần lớn nội tạng lợn có chứa nhiều vitamin, chất đạm và chất béo, nếu bà bầu ăn với lượng vừa phải sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt.
Những điều cần chú ý khi ăn lòng lợn lúc mang thai
Các nghiên cứu khoa học cho rằng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều lòng lợn, bởi đây được xem là “ổ vi khuẩn” nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ thương hàn.
Vì vậy, khi ăn lòng lợn, bà bầu nên chọn mua những phần lòng còn tươi, dùng tay ấn vào có sự đàn hồi tốt. Đối với gan, tim và phổi bạn nên chọn phần có màu đỏ tươi, không nên chọn phần có màu đỏ vàng hoặc đỏ sẫm. Đặc biệt, không chọn phần lòng có mùi hôi. Tốt nhất bạn nên chọn mua lòng ở những lò giết mổ đã được qua kiểm dịch để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Lưu ý:
Bà bầu chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần không nên ăn quá 50-70gr. Đối với bà bầu có tiền sử cao huyết áp, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, người tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, bà bầu thừa cân béo phì thì đây là thực phẩm cần tránh xa.