Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại quả ở Việt Nam mọc đầy đường, người Nhật lại bán gần triệu 1 kg, hóa ra có công dụng như 'thuốc bổ', chữa được cả thủy đậu

Ty ở Việt Nam đây chỉ là loại cây cỏ mọc ven đường, thế nhưng ở Nhật, loại quả này có giá đến 700 nghìn VNĐ/kg, được người Nhật yêu thích vì hương vị lạ có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc nấu canh. Bên cạnh đó, người Nhật còn dùng quả tầm bóp để thanh nhiệt, tiêu đờm...

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà.

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Rau tầm bóp được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi phơi khô tích trữ dùng dần.

Thành phần chính của tầm bóp

Thành phần hóa thực vật trong cây quyết định tác dụng của cây tầm bóp. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây tầm bóp có chứa thành phần hoạt chất gồm axit phenolic, flavonoid, glycoside, vitamin C, vitamin A, alkaloid và steroid.

5 bài thuốc trị bệnh từ nguyên liệu quả tầm bóp

1. Cách chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm từ quả tầm bóp

Cách làm: Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g. Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày. Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cách làm: Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa. Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạt lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.

3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu 

Cách làm: Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15-30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn).

4. Bài thuốc cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

- Cách làm: Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.

5. Trị mụn nhọt

Cách làm: Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.

Hoặc: Dùng 40–80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.

Cần lưu ý gì khi sử dụng cây tầm bóp trong điều trị và phòng ngừa bệnh?

Tác dụng tốt của cây tầm bóp với sức khỏe là không còn gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng cây tầm bóp như một loại “tiên dược” một cách vô tội vạ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng cây tầm bóp bạn nên lưu ý:

Tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với cây lu lu đực. Lu lu đực là cũng là loại cây có quả tròn như quả cà nhưng mỏng hơn tầm bóp và đặc biệt là cây này có độc khi dùng tươi. Vì vậy, bạn cân lưu ý quan sát kỹ để tránh nhầm lẫn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng cây tầm bóp và các sản phẩm từ tầm bóp.

Chống chỉ định với những ai dị ứng với cây tầm bóp. Nếu trong quá trình sử dụng bạn quan sát thấy triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ,… thì hãy lập tức đi khám bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp nếu bạn đang dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác. Chúng có thể gây tương tác với nhau, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.

Thụy Anh (TH)

Tin liên quan

3 bộ phận nội tạng gà là thứ 'thuốc tiên' ít người biết: Kết hợp đúng cách giúp chữa được...

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cách dùng 3 bộ phận nội tạng của gà để chữa bệnh.

Những loại rau củ ăn sống là 'thần dược' cho cơ thể, nhưng hễ nấu chín lại 'bay sạch' dinh...

Khi nấu chín những thực phẩm này sẽ bị phá hủy hầu hết các dưỡng chất bên trong, đáng tiếc...

Điểm mặt 3 bộ phận là kho chứa độc tố của lợn nhưng bị lầm tưởng là bổ dưỡng, ăn...

Theo các chuyên gia, 3 bộ phận này chứa rất nhiều độc tố, nhưng lâu nay vẫn bị lầm tưởng...

Loại rau củ nhiều người thích ăn hàng ngày nào ngờ "nuôi" tế bào ung thư

Nhiều loại thực phẩm từ rau củ được nhiều người ưa thích nhưng không biết rằng chúng có thể chứa...

Uống sữa sau khi ăn cá có gây bệnh ngoài da?

Mọi người thường kháo nhau rằng uống sữa sau khi ăn cá sẽ gây ra bệnh bạch biến – một...

Kem trái cây handmade - Vừa ngon vừa mát mẻ ai cũng mê!

Làm kem cho gia đình ăn cùng trong những ngày hè nóng nực bằng công thức siêu đơn giản này...

Táo đỏ nhiều công dụng, đặc biệt dưỡng nhan, tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn tuyệt đối tránh những...

Táo đỏ khô có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ để lại...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

7 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

7 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

7 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

8 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

8 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 11 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 11 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 11 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình