Cơ thể con người rất cần bổ sung sắt, nhằm phòng chống một số bệnh như: thiếu máu, đau xương khớp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, cơ thể giảm sức đề kháng.
Chúng ta thường tìm kiếm một số nguồn thức ăn giàu sắt như các loại thịt đỏ và thịt gà, cá, trứng nhưng hẳn là chưa biết khoai tây cũng có rất nhiều sắt và có thể chế biến được những món ăn ngon miệng.
Vitamin trong khoai tây lành mạnh
Bộ Nông nghiệp Hoa Kì (USDA) báo cáo rằng khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật như axit caffeic, flavonoid và carotenoid. Theo báo cáo, một củ khoai tây nướng cỡ to sẽ chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà.
Vitamin C, B6 có tác dụng chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong khoai tây. Ngoài ra, các khoáng chất, protein và chất xơ trong khoai tây cũng rất dồi dào. Theo nghiên cứu, một củ khoai tây nướng nguyên vỏ (~173g) có thể cung cấp 161 calo, 0.2g chất béo, 4.3g chất đạm, 3.8g chất xơ, 28% RDI vitamin C (RDI: nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần trong một ngày) cùng một số khoáng chất khác như kali, mangan, magie, photpho.
Các lợi ích từ khoai tây
Hàng ngày, việc nạp cho cơ thể những nguồn thức ăn dồi dào sắt như khoai tây mang lại hàng loạt lợi ích thiết thực như:
Giúp cơ bắp khỏe mạnh: Cơ thể chúng ta cần sắt để xây dựng những khối cơ bắp mạnh mẽ, rắn chắc. Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp của bạn chắc và có độ đàn hồi, đặc biệt với đấng mày râu, phòng tránh một số bệnh như nhức mỏi.
Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen vốn rất tốt cho xương khớp. Khoai tây ngoài giàu sắt còn chứa nhiều canxi và phốt pho cũng góp phần vào việc xây dựng và duy trì cấu trúc cũng như sức mạnh của xương. Khoai tây có tất cả các thành phần này.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Khoai tây chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng. Loại tinh bột này không bị cơ thể hấp thụ hoàn toàn, thay vào đó, nó trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các lợi khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, loại tinh bột kháng này còn làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó hỗ trợ quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.
Tăng khả năng tập trung: Sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin, loại protein có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Khi não được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu giúp tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và tiếp thu nhanh hơn. Điều đó cũng được chỉ ra mang đến hiệu quả khi sử dụng khoai tây
Giảm các triệu chứng lão hóa: Một trong những lợi ích quan trong nhất của sắt chính là duy trì năng lượng cho cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh giúp con người hoạt động tốt hơn, sắt góp phần mang đến lợi ích này.
Theo nghiên cứu cho thấy nước ép khoai tây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Do có hàm lượng carb cao nên khoai tây giúp nâng cao mức tryptophan, thúc đẩy sản xuất serotonin trong cơ thể (Serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc). Lượng serotonin tăng đột biến này giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, giúp con người vui vẻ, hạnh phúc và chống lão hóa.
Hơn nữa, kả năng của khoai tây trong việc thúc đẩy sản xuất collagen cũng mang lại lợi ích cho da. Một miếng đắp mặt đơn giản bằng khoai tây giúp trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như đốm đen và trầy xước. Nước ép khoai tây cung cấp vitamin giúp tăng sự đàn hồi cho da, giảm nám, tàn nhang và hạn chế vết nhăn nheo.
Giúp ngủ ngon: Hàm lượng sắt thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ra các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ và khó thở khi ngủ. Do đó, cần cung cấp đủ sắt cho cơ thể để có giấc ngủ ngon hơn. Trong khi đó, việc nạp khoai tây mang lại các lợi ích thiết thực này. Khác với một số rau xanh chứa sắt có thể không tốt cho người suy thận, khoai tây có thể phần nào thay thế chúng.
Tốt cho não: A xít alpha lipoic, một loại enzyme trong khoai tây có thể giúp tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết a xít này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân Alzheimer. Do đó, nhiều người có thể sử dụng khoai tây.
Các món ăn từ khoai tây
Có rất nhiều món ăn từ khoai tây mang lại lợi ích sức khỏe:
- Khoai tây nướng trứng
- Chả giò khoai tây
- Khoai tây hầm rau củ quả
- Khoai tây nghiền tỏi
- Lagu cùng khoai tây
- Bít tết và khoai tây nghiền
- Khoai tây phô mai và bánh mì nướng
Lưu ý cách ăn khoai tây
- Không nên thêm các loại dầu không tốt cho sức khỏe, bơ, kem, pho mát và hương liệu nhân tạo với lượng lớn.
- Để nướng khoai tây, hãy sử dụng loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và nêm với các loại thảo mộc tươi hoặc khô. Tránh chỉ sử dụng muối.
- Tránh ăn khoai tây chiên, khoai tây đã qua chế biến kỹ và khoai tây đậm gia vị.
- Tốt nhất nên tiêu thụ khoai tây ở mức vừa phải. Một củ khoai tây trung bình chứa 164 calo và 30% lượng B6 được khuyến nghị hàng ngày. Theo một nghiên cứu gần đây, phụ nữ không nên ăn chúng quá ba lần một tuần; nếu không, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.