Phụ Nữ Sức Khỏe

Loại cây cảnh được ví là "thuốc bổ" của mọi gia đình Việt, tốt như sâm

Thường được trồng làm cảnh, cây đinh lăng không hề xa lạ với người Việt. Loại cây này được ví tốt như nhân sâm, là thuốc bổ của mọi gia đình.

Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (cơ sở 3), cho hay, cây đinh lăng được trồng làm cảnh, có nhiều dược tính có lợi cho sức khoẻ. Cây đinh lăng còn được coi là "nhân sâm của người nghèo". Người dân thường dùng lá cây ăn sống với gỏi, rễ để ngâm rượu.

Lợi ích của đinh lăng

Theo khoa học hiện đại, cây đinh lăng có chứa alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các axit amin.

Một nghiên cứu vào năm 1961 tại Việt Nam cho thấy nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự nhân sâm; làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần…

Theo thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như tập luyện.

Theo Đông y, dược liệu đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng dược lý và chủ trị của đinh lăng tùy vào từng bộ phận.

Cây đinh lăng, ảnh ST

- Phần thân, rễ đinh lăng có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết.

- Phần lá có khả năng giải độc, chống dị ứng, ho ra máu, kiết lị.

Theo bác sĩ Vũ, cây đinh lăng có thể được dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau nhức xương khớp, tắc tia sữa, người hư yếu, ho khan kéo dài.

Tại Ấn Độ, đinh lăng còn được dùng để chữa sốt, làm săn da.

Một số bài thuốc hay từ cây đinh lăng

- Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: đinh lăng dùng rễ phơi khô, thái mỏng 0,5g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15p, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chữa vết thương: giã nát lá đinh lăng đắp lên.

- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40 g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

- Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.‎ ‎

- Chữa liệt dương:‎‎ Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.‎ ‎

- Chữa viêm gan: ‎‎Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. ‎‎

- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

- Chữa hen suyễn lâu năm: ‎‎Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8gr, xương bồ 6gr, gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.‎ ‎

- Thông tia sữa, căng vú sữa: rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

Tuy nhiên, bác sĩ Vũ cảnh báo không nên dùng đinh lăng với liều cao vì có thể bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Khi dùng đinh lăng làm thuốc nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Theo Ngọc Minh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Những sai lầm khi ăn dưa hấu gây hại cho sức khỏe không phải ăn cũng biết

Với giá thành rẻ và hầu hết mùa nào cũng có thì dưa hấu luôn được đặt vào danh sách...

Khi ăn đậu phụ chớ dại kết hợp với hành lá, kẻo đồ ngon lại hóa "thuốc độc", rước thêm...

Đậu phụ rán tẩm hành, đậu phụ sốt cà chua cho hành… hầu hết các món chế biến từ đậu...

Điểm danh những loại rau củ ăn sống là 'thần dược' cho cơ thể, nhưng hễ nấu chín lại 'bay...

Khi nấu chín những thực phẩm này sẽ bị phá hủy hầu hết các dưỡng chất bên trong, đáng tiếc...

5 nhóm người tuyệt đối không ăn xoài nếu không muốn sức khỏe tuột dốc, nhập viện lúc nào không...

Tuy xoài là loại trái cây mang nhiều chất dinh dưỡng nhưng đối với những người mắc 5 bệnh này...

3 loại cá đích thị ‘hàng thải’ lúc chợ chiều, 'tắm đẫm' dư lượng kháng sinh, chớ dại ham rẻ...

Để tránh nguy cơ ngộ độc, bạn nên hạn chế ăn những loại cá này.

Nước lá tía tô tốt cho sức khỏe, uống bao nhiêu là đủ? Điều gì xảy ra nếu bạn uống...

Nước lá tía tô là thức uống nhiều người tin dùng vì đem lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy...

Loại quả rẻ tiền giàu protein bậc nhất nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng ăn được, đặc...

Trong các loại trái cây, ổi có lượng protein cao đáng kể đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh...

Tin mới nhất

Giá vàng hôm nay 12/5/2024: Vàng SJC đảo chiều 'lao dốc', vẫn cao trên 91 triệu đồng/lượng

14 giờ trước

Ngày của Mẹ 2024: 5 mẹo thiền giúp mẹ rèn luyện sự bình tĩnh trong cuộc sống hàng ngày

14 giờ trước

30 năm mới biết mẹo hay: Đổ một bát nước nóng xuống cống, bí mật bất ngờ tiền triệu không...

14 giờ trước

Hà Nội ghi nhận ca não mô cầu đầu tiên trong năm 2024: Có tỷ lệ tử vong cao, để...

1 ngày 14 giờ trước

Cặp vợ chồng sinh 15 đứa con ở Gia Lai, nhiều người ồ ạt đến 'xin vía': 'Tôi quyết tâm...

1 ngày 14 giờ trước

Xót xa: Cụ ông 80 tuổi ở Hà Nội ngủ gật bên sạp hàng vỏn vẹn vài quả trứng, đôi...

1 ngày 14 giờ trước

Giá vàng hôm nay 11/5/2024: Vàng SJC tăng như vũ bão, vượt khỏi mốc 92 triệu đồng/lượng

1 ngày 14 giờ trước

Diễn biến sức khỏe mới nhất của nữ bác sĩ bị tấm kính ở quán cafe rơi trúng người

1 ngày 14 giờ trước

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ lò hơi khiến 6 người không qua khỏi tại Đồng Nai: Thiết bị đã...

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình