Gạo là một trong những thực phẩm phổ biến nhất thế giới và có thể dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn khác nhau, từ bữa sáng đến món tráng miệng. Hầu hết mọi người thường quen với việc ăn gạo trắng hoặc gạo lứt, nhưng thực tế có một số loại gạo khác còn bổ dưỡng hơn rất nhiều, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật và chống ung thư hiệu quả. Dưới đây là một số loại gạo tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết.
1. Gạo lứt
Gạo lứt được xếp vào loại ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa cám, mầm và nội nhũ. Thứ duy nhất được loại bỏ khỏi gạo lứt là lớp vỏ trấu.
Tuy nhiên, gạo lứt có thực sự tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng? Thực tế, nhiều lớp và nội nhũ trong gạo trắng đã bị loại bỏ, làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin và khoáng chất của nó. Gạo trắng khi nấu lên trông rất ngon, nhưng không nhiều dinh dưỡng như gạo lứt.
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng. Sự khác biệt lớn nhất là gạo lứt có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Gạo lứt có thể được thay thế cho gạo trắng trong tất cả các công thức nấu ăn và món ăn, từ sushi đến cơm cuộn. Ngoài ra còn có gạo lứt được gọi là gạo basmati, có hình dạng giống như một hình thoi thuôn dài với mầm và cám còn nguyên vẹn.
2. Gạo nếp cẩm
Màu tím của gạo nếp được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà tím và quả mâm xôi. Màu tối của nó là do sắc tố anthocyanin, có đặc tính chống oxy hóa.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, gạo nếp cẩm thường là cống phẩm chỉ dành cho Hoàng đế và quý tộc. Đây là một loại gạo giàu chất oxy hóa, vitamin E, có hương vị rất thơm và ngọt tự nhiên.
Ngoài ra, nó có lượng chất xơ và lượng protein cao gấp đôi so với gạo lứt.
3. Gạo huyết rồng
Gạo huyết rồng có hương vị giống gạo nếp cẩm, cũng chứa anthocyanins và giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, ngay cả khi nấu chín, nó vẫn không bị nát, giữ nguyên được hình dạng.
Gạo huyết rồng thường được trộn chung và ăn chung với gạo gứt để bổ sung hương vị cho nhau. Nó cũng chứa rất nhiều chất sắt, tốt cho người bị thiếu máu.
4. Gạo xanh
Loại gạo hạt ngắn này có màu xanh ngọc bích bởi chiết xuất từ lá tre. Chiết xuất từ tre có đặc tính chống oxy hóa và giàu protein. Nó có kết cấu hơi dẻo, dính, mùi thơm hơi giống vani. Gạo xanh có thể được sử dụng trong sushi hoặc làm các món đặc biệt, màu sắc của nó trông rất lạ mắt.
5. Lúa hoang dã
Lúa hoang dã (wild rice) hay còn gọi là yến mạch nước. Hạt gạo dài, màu nâu sẫm, hương vị thuần khiết nguyên bản. Loại lúa này thường mọc ở hồ, đầm, sông và vịnh có thủy triều. Nó chứa nhiều protein hơn so với các loại gạo khác và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời cũng là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời.
Một nghiên cứu từ những năm 90 đã phát hiện ra rằng, lúa hoang có rất nhiều chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2009 cũng cho thấy nó có chất chống oxy hóa cao hơn 30 lần so với gạo trắng.
Đặc trưng của lúa hoang dã là hương vị mộc mạc, kết cấu dai, nó thường được dùng làm cơm thập cẩm.