Quay đi quay lại sữa trong lò vi sóng nhiều lần
Khi trẻ không uống hết sữa, nhiều mẹ "tiếc của" nên để sữa trong tủ lạnh, đến cữ bú lấy ra hâm lại. Dùng lò vi sóng nhiều lần, protein trong sữa sẽ thay đổi.
Sữa được pha quá đặc so với công thức chuẩn
Sữa đặc không có nghĩa là nhiều chất. Nếu mẹ cho quá nhiều sữa, bé có thể sẽ bị táo bón. Các em bé uống sữa công thức vốn đã có cơ địa dễ bị táo bón hơn các em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn.Trẻ ăn sữa pha quá đặc có thể tiêu chảy, táo bón, chán ăn.
Sau một thời gian, trọng lượng không tăng lên mà còn gây viêm ruột xuất huyết cấp tính. Nhiều bà mẹ cũng hay pha loãng sữa cho bé dễ uống mà không quan tâm đến tỷ lệ có đúng hay không, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho quá nhiều nước, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
Sữa pha trộn với bột gạo, cháo
Trong sữa có vitamin A, còn cháo thì chủ yếu lại là tinh bột, trong thành phần của chúng có chứa lipoxygenase, sẽ phá hủy các vitamin A. Trẻ em không đủ vitamin A sẽ chậm phát triển, còi xương yếu ớt, rối loạn tiêu hoá.
Pha sữa với thuốc
Nhiều mẹ sợ thuốc đắng con khó nuốt nên trộn thuốc vào sữa để cải thiện mùi vị. Sữa có thể tạo một màng sơn trên bề mặt thuốc, khiến thuốc khó hấp thụ qua đường tiêu hoá, giảm đáng kể nồng độ thuốc trong máu, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Trộn với nước trái cây
Một số mẹ có thường trộn chung nước trái cây vào sữa mà không biết, 80% protein trong sữa là casein. Cam và chanh chứa axit trái cây, khi kết hợp với casein sẽ đông lại, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa.
Để sữa đã pha quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, nếu sau 2 giờ đồng hồ mà bé chưa bú xong hết bình thì chỗ sữa thừa đó cần được vứt bỏ.
Sữa công thức đã pha để tủ lạnh cũng sẽ phải vứt đi sau 24 giờ đồng hồ không sử dụng. Khi để sữa của bé ở trong tủ lạnh, cần để ở ngăn chính của tủ lạnh, tránh để ở cửa tủ lạnh vì đó là nơi hơi lạnh không được đều.