Cũng như khoai lang, khoai tây cũng được biết đến là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn khoai tây. Dưới đây là tác dụng của khoai tây và những người được khuyến cáo không nên ăn khoai tây.
Thành phần dinh dưỡng của khoai tây
Từ lâu khoai tây được biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Khoai tây có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm luộc, chiên, nướng và thường được sử dụng làm món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, khoai tây nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như vitamin C hoặc kali.
Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm carbs, protein và một lượng chất xơ vừa phải, đặc biệt khoai tây hầu như không có chất béo.
Các chất dinh dưỡng có trong 2/3 cốc (100 gram) khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ là:
- Nước: 77%
- Calo: 87
- Protein: 1,9 gram
- Carbs: 20,1 gram
- Đường: 0,9 gram
- Chất xơ: 1,8 gram
- Chất béo: 0,1 gram
Những người không nên ăn khoai tây
Tuy là nguồn thực phẩm bổ dưỡng nhưng khoai tây lại không phù hợp với một số nhóm người. Dưới đây là một số người được khuyến cáo không nên ăn khoai tây:
Phụ nữ mang thai
Báo Lao động cho biết, với đặc tính chống oxi hoá khoai tây có công dụng đẩy mạnh quá trình tiêu hoá, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đặc biệt, loại thực phẩm này cũng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi. Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó không nên ăn quá nhiều khoai tây bởi nó chứa vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường.
Người bị cao huyết áp
Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch. Do đó người bị cao huyết áp được khuyến cáo hạn chế ăn khoai tây.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn khoai tây. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa khoai tây nhé. Còn nếu không thuộc nhóm người trên, thì khoai tây lại là nguồn thực phẩm vô cùng tuyệt vời. Khoai tây không những rất tốt cho sức khỏe mà còn vô cùng tiện lợi và đa năng.
Bạn có thể chế biến khoai tây theo nhiều công thức khác nhau, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng, bao gồm chiên, nướng, luộc hoặc hấp. Tuy nhiên, lượng calo trong khoai tây có thể tăng lên đáng kể nếu chiên qua nhiều dầu.
Hãy ăn khoai tây đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.