Thói quen ăn sáng sai lầm
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin trên Báo Người Đưa Tin cho biết, hiện rất nhiều người có thói quen ăn sáng không tốt cho gan, tuy nhiên bản thân họ lại không hề nhận ra điều đó. Bữa sáng rất quan trọng với cơ thể, nhiều người cho rằng bữa sáng là phải ăn thật no, điều này có thể chấp nhận được, nhưng ăn no không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan.
Sai lầm thường gặp khiến lá gan bị ảnh hưởng nặng nề, nếu duy trì thói quen này lâu dài có thể sẽ mắc bệnh về gan.
1. Nhịn ăn sáng
Thói quen này thường gặp ở nhóm người có mong muốn giảm cân và nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Theo PGS Lâm, việc nhịn ăn sáng sẽ khiến cơ thể thiếu chất, thiếu protein và có thể gây lắng đọng mỡ ở gan. Ngoài ra, sau một đêm không ăn chúng ta sẽ bị thiếu năng lượng để hoạt động. Lúc này, cơ thể sẽ huy động glycogen được dự trữ trong gan, đồng thời khiến hoạt động của insulin trong cơ thể tăng lên.
Khi đó, nếu không ăn sáng cơ thể không đủ thức ăn để cung cấp cho quá trình trao đổi chất sẽ gây gánh rất cho gan. Thói quen nhịn ăn sáng nếu diễn ra trong thời gian dài, gan sẽ bị quá tải và bị tổn thương nghiêm trọng.
2. Ăn quá nhiều thịt
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 80g thịt/ngày. Tuy nhiên, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng (Bộ Y tế), năm 2020 mức tiêu thụ thịt ở Việt Nam là 136,4g/người/ngày, đáng chú ý khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn nhiều, ở mức ở mức 155,3g/người/ngày (số liệu năm 2020).
Thực tế cho thấy, bữa sáng đa số mọi người ăn rất nhiều thịt, thậm chí chỉ một bữa đã bằng lượng thịt được khuyến cáo ăn trong cả ngày. Bác sĩ Lâm lấy ví dụ, bữa sáng với xôi trứng thịt kho, ăn phở bò hay xôi ruốc, bánh mỳ kẹp thịt… là những món nhiều người hay ăn đều có lượng thịt rất lớn. Việc ăn quá nhiều thịt khiến gan hoạt động hết công suất, thậm chí còn gây gánh nặng cho lá gan khi chúng không thể chuyển hóa được và dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan…
3. Ăn quá ít rau
Cùng với việc ăn quá nhiều thịt, khẩu phần ăn bữa sáng của đa số mọi người lại quá ít rau. Đa số các suất hay món đồ ăn sáng đều không đủ lượng rau theo khuyến cáo. WHO khuyến cáo, mỗi bữa ăn mọi người nên ăn đủ một khẩu phần rau, tương đương với một bát rau đầy. Tuy nhiên, trong các món ăn sáng phổ biến nhất như: Bún, phở, xôi, bánh mỳ hay thậm chí là ăn cơm… lượng rau ăn rất ít.
Việc ăn ít rau không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nó còn làm thiếu hụt dự trữ vitamin và khoáng chất trong gan, đồng thời khi ăn thiếu chất xơ sẽ gây tái hấp thu cholesterol vào máu, kéo theo đó là tình trạng gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Các món ăn buổi sáng tốt như 'thuốc quý'
Chia sẻ trên Báo Lao Động, sau một giấc ngủ dài 7-8 tiếng, bữa sáng là khởi đầu của quá trình trao đổi chất, nếu ăn uống đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cả ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc ăn sáng đầy đủ liên quan trực tiếp đến sức khỏe, bao gồm tăng cường trí nhớ, cải thiện tập trung, điều hòa mức cholesterol LDL, phòng ngừa tiểu đường, tim mạch và thừa cân.
1. Trứng xào rau cải bó xôi
Blue Zones là năm nền văn hóa trên thế giới có dân số sống lâu nhất, khi thực hiện nghiên cứu về cách ăn uống của họ, thấy rằng họ rất hay ăn rau vào bữa sáng.
Bạn có thể làm món trứng xào với các loại rau như hành tây, cà chua và rau bina để có được một bữa sáng ngon miệng mà giàu dinh dưỡng.
2/ Yến mạch với táo và quế
Theo “Nghiên cứu Tuổi thọ và Tuổi thọ Khỏe mạnh của Costa Rica (CRELES)” trên tạp chí Nutrients với 909 người tham gia từ 60 tuổi trở lên cho thấy dấu hiệu lão hóa sinh học, độ dài telomere của bạch cầu (LTL), có liên quan tích cực đến việc tiêu thụ của các loại ngũ cốc. Các loại ngũ cốc tốt nhất cho chế độ ăn của chúng ta là ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch.
Hãy thử chế biến bột yến mạch với vài lát táo tươi, quế và không quá một thìa siro cây phong để có một bữa sáng ngon miệng mà đầy đủ dinh dưỡng.
3. Sữa chua/hoa quả
Chọn một loại sữa chua ít béo và ít hơn 8 gam đường trong mỗi khẩu phần, trộn với quả việt quất tươi hoặc đông lạnh. Sau đó, rắc quả óc chó hoặc hồ đào để có một bữa ăn hoàn hảo vào buổi sáng.
4. Rau xanh họ cải
Vào sáng sớm, các loại rau xanh họ cải không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp giải nhiệt mà còn không tốn nhiều công sức nấu nướng. Chẳng hạn như rau súp lơ xanh là lựa chọn lý tưởng để làm giảm lượng glucosinolate trong cơ thể, hỗ trợ sản xuất enzyme trong gan. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh ung thư như ung thư ruột, ung thư miệng, ung thư vú,...
5. Cá giàu omega-3
Cá là thực phẩm cần nhiều thời gian và công sức trong khâu chế biến, do đó nó không phải thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn sáng của người Việt. Thế nhưng ở nước Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng sống thọ nhất thế giới lại có thói quen ăn sáng với đầy đủ cơm, canh và cá. Thực tế, ăn cá vào buổi sáng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, phòng ngừa các bệnh mãn tính.