Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động nên khó tránh khỏi việc bị vấp ngã. Ngay cả khi đang ngủ trên giường, các bé cũng có thể trở mình và lăn xuống đất. Đây là những tình huống mà gia đình có con nhỏ nào cũng gặp phải. Khi thấy con bị ngã, cha mẹ không nên nâng bé dậy ngay lập tức mà nên làm những việc dưới đây.
Không nâng con dạy trong 10 giây đầu
Phản ứng đầu tiên của cha mẹ khi thấy bé bị ngã là vội vàng lao đến nâng và dỗ dành con. Tuy nhiên, hành động này dễ gây ra những vết thương thứ cấp cho trẻ.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, khi con ngã, trong 10 giây đầu cha mẹ không nên bế bé lên. Sau khoảng 10 giây mới nâng con dậy và kiểm tra xem bé có bị chấn thương nghiêm trọng ở đâu không.
Quan sát 3 điều
Sau khi nâng con dạy, hãy xem bé có bị chấn thương ở vị trí nào không. Để phát hiện bộ phận bị thương, mẹ hãy chú ý đến tư thế tiếp đất của trẻ. Nếu trẻ nằm sấp, phần bị thương có thể ở cánh tay, cổ hoặc các bộ phận khác. Nếu trẻ nằm nghiêng, khả năng bị thương ở đầu rất cao.
Sau đó, hãy quan sát xem vết thương có bị chảy máu không. Nếu chỉ là vết trầy xước thì có thể sát trùng đơn giản cho bé. Không nên xoa hoặc chà xát vào chỗ bị đâu của trẻ vì nó có thể làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, khiến máu chảy nhiều hơn.
Ngoài ra, người lớn nên quan sát cảm xúc của trẻ. Nếu bé khóc và không có triệu chứng khác lạ thì không nên quá lo lắng.
Theo dõi bé ít nhất 24 giờ sau khi ngã
Một số vết thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường và không bộ lộ ngay lập tức. Vì vậy, nhiều phụ huynh nghĩ rằng cú ngã không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, sau khi trẻ bị ngã ít nhất 24 tiếng, cha mẹ vẫn phải chú ý đến tình trạng của con. Nếu thấy bé la hét, mất ý thích, nôn hơn 3 lần, ngủ rất lâu và khó thức dậy thì cha mẹ nên đưa con đi bệnh viện ngay lập tức.
Ngay cả khi bé vẫn nhận thức và cư xử bình thường sau khi ngã, cha mẹ cũng không nên để con đi ngủ ngay. Mẹ có thể chơi đùa với con để quan sát hành vi của bé và sớm phát hiện ra những bất thường.