Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé mọc răng, tư vấn của bác sĩ Viện dinh dưỡng Quốc gia giúp mẹ chọn thực phẩm ăn dặm

Qua những chia sẻ của Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ có nhiều cách thức chế biến dinh dưỡng cũng như lựa chọn thực đơn ăn dặm phù hợp cho con trong thời kỳ đầu mọc răng...

Bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc phù hợp để mẹ tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng thích ứng nhanh với điều đó. Để bé hợp tác ăn dặm ngay từ đầu một cách vui vẻ, hợp tác thì thực đơn dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Mẹ hãy cùng lắng nghe những chia sẻ và tư vấn của Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia để có thực đơn ăn dặm phù hợp hơn cho bé trong giai đoạn đầu mọc răng nhé…

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Dinh Dưỡng.

Mẹ cần hiểu về sự phát triển của bé trong 3 tháng đầu của thời kỳ mọc răng

Thưa bác sĩ, những dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm?

Việc bé sẵn sàng cho việc ăn dặm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu tính về mặt thời gian, bé được tròn 6 tháng, sữa mẹ không hoàn toàn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, khi ấy bé cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng bên ngoài, hay còn gọi là ăn dặm. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tập ăn dặm cho bé.

Ngoài ra, nếu tính về mặt hoạt động và thể chất, bé cần có các dấu hiệu và biểu hiện như sau:

- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh

- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó

- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ

- Bé có sự tăng hoạt động thể chất đột ngột: Lật người, trườn bò,... chính vì hoạt động nhiều hơn, nên bé tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn trước. Và đó là điều kiện quan trọng nhất cho việc ăn dặm, bởi khi đó, bé cần thêm dinh dưỡng để phát triển và chỉ nuôi bé bằng sữa mẹ 100% như trước là không đủ.

Trẻ từ 6 tháng với những hoạt động và thể chất thay đổi đột ngột là biểu hiện của việc đã sẵn sàng cho việc ăn dặm

Vậy có lưu ý nào cho mẹ trước khi tập ăn dặm cho bé không, thưa bác sĩ?

Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (ngay sau tiêm chủng, bố hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Đặc biệt, mẹ không được thử nghiệm ăn dặm khi bé đang mọc răng, bị cảm, ươn người, bởi đây là thời điểm nhạy cảm, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Vậy việc mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm ăn dặm như thế nào để không ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng & nướu của trẻ?

Việc chọn lựa thực phẩm ăn dặm cho bé rất quan trọng có ảnh hưởng nhiều tới chăm sóc răng và nướu của trẻ. Do vậy, mẹ cần chú ý quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng, nướu của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Theo đó, mẹ cần lựa chọn các loại rau - củ - quả mềm, được nấu chín, cung cấp đường thiên nhiên kết hợp với chất xơ, giúp bé được xoa dịu cơn đau khi răng nhú, có thể kể đến như chuối, bơ, đậu lăng… Ngoài ra, các loại rau như cần tây, hành tỏi, rau mùi... không chỉ chứa nhiều canxi mà còn giúp làm sạch răng lợi cho bé nữa. Các loại cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bé.

Các loại thịt mềm được xé nhỏ như thịt gà hoặc đồ ăn được xay nhuyễn sẽ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ đang mọc răng, giúp trẻ dễ nhai, dễ nuốt.

Bánh ăn dặm cho bé cũng là một loại thực phẩm đáng được mẹ đưa vào thực đơn ăn dặm, khi mà răng đã mọc được nhiều, bé ngứa răng và muốn được nhai, cắn những thứ xung quanh.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý trong thời kỳ mọc răng của bé, không nên cho bé ăn đồ chua, đồ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng. Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối vì dễ gây sâu răng cho bé.

Mẹ cần chú ý quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng, nướu của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Bên cạnh đó, tạo thói quen nhai của bé cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ bé tập ăn dặm:

- Đừng để trẻ nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

- Bổ sung thức ăn cứng phù hợp: Nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Chọn thực phẩm bổ sung đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho bé

Lưu ý dinh dưỡng cho bé khi ăn dặm trong giai đoạn này bao gồm những điều cơ bản nào?

Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ: Bởi thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức, nguồn thực phẩm hết sức bổ dưỡng và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú mẹ. Với các trẻ này, tốt nhất nên tập cho bé ăn dặm từ từ để thức ăn đặc không thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm. Cho bé ăn dặm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quy luật cung cầu, làm giảm lượng sữa mẹ

Mẹ nên cho bé ăn vừa đủ: Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày.

Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ để thức ăn đặc không thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm.

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Việc cho bé sử dụng các bánh snack có tốt cho bé không? Những lưu ý khi mẹ chọn bánh snack cho bé?

Trẻ khi bước vào độ tuổi 6 tháng thì ngoài việc cho bé ăn thêm bột, cháo, sữa thì việc bổ sung thêm các loại bánh dành riêng cho tuổi ăn dặm cũng rất tốt cho trẻ. Không chỉ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà còn giúp bé học được thêm rất nhiều hoạt động mới như tập cầm, tập bốc, tập đưa bánh vào miệng....

Ngoài sữa mẹ, thức ăn ăn dặm như cháo, rau củ quả nghiền thì bánh cũng là một trong những đồ ăn dặm các mẹ có thể lựa chọn cho bé.

Việc sử dụng bánh ăn dặm mang lại những lợi ích nhất định như:

- Bánh được nghiên cứu và chế biến đáp ứng nhu cầu tổng hợp các chất dinh dưỡng cấn thiết cho trẻ như: đạm, canxi, sắt, kẽm, các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B…

- Là một sản phẩm ăn kèm nhưng lại đóng góp vai trò quan trọng để giúp em rèn luyện kỹ năng cầm của tay và nhai của hàm răng. Đồng thời bánh cho lứa tuổi ăn dặm được chế biến nhiều hương vị khác nhau phù hợp với trẻ giúp trẻ em kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn.

Mẹ nên chọn bánh ăn dặm có các đặc điểm như:

- Dễ dàng tan nhanh trong miệng, không sợ bé bị nghẹn

- Làm từ trái cây tự nhiên, organic

- Không màu nhân tạo

- Gói nhỏ tiện lợi, giữ bánh giòn lâu, dễ cầm nắm

Như vậy, chọn lựa thực phẩm ăn dặm cho bé cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng, nướu và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ hãy cân nhắc kĩ để

Xin cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ hữu ích này!

Như vậy, chúng ta có thể thấy, chọn lựa thực phẩm ăn dặm cho bé cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng, nướu và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ hãy cân nhắc kĩ về thành phần dinh dưỡng và thiết kế bánh, đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé trong giai đoạn ăn dặm.

Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin liên quan

Những thực phẩm CẤM TUYỆT cho trẻ ăn vào buổi tối, nếu không sẽ khiến con chậm phát triển, kém...

Đừng nghĩ cho con ăn bao nhiêu sẽ bổ bấy nhiêu có những thực phẩm cực kỳ độc hại khi...

2 loại cá giàu canxi hơn cả uống 1 cốc sữa, trẻ hay ăn tương lai cao lớn vượt trội

Không chỉ có sữa cung cấp canxi mà ăn 2 loại cá này còn chứa canxi nhiều hơn uống một...

Con lười ăn mẹ nấu 3 món cháo này, bé ăn thun thút

Những món cháo dưới đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các chất dinh dưỡng, giúp bé ngon miệng,...

Con 2 tháng tuổi liên tục chảy dịch lạ từ ngày rụng rốn, đi khám mới biết là do căn...

Dù đã 2 tháng tuổi, nhưng phần rốn của con liên tục chảy dịch lạ, người mẹ có mua đủ...

Bé gái 8 tuổi tắc ruột non vì hội chứng ‘nghiện’ ăn tóc, căn bệnh gây nguy hiểm đến tính...

Bé gái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ói ra dịch xanh, vàng, các bác sĩ phải tiến...

Bé gái 5 tuổi bị rơi vào tình trạng nguy kịch khi bị suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa,...

Một bé gái 5 tuổi bị sốt xuất huyết nặng kéo theo là những tổn thương gan, suy hô hấp,...

Bé gái 6 tuổi ngực phổng phao, đưa con đi khám cả gia đình bất ngờ khi phát hiện căn...

Khi thấy chiều cao của con gái tăng vọt một cách bất thường người phụ nữ này đã đưa con...

Tin mới nhất

4 bí quyết tận dụng tối đa chiếc mặt nạ giúp da cải thiện toàn diện lại tiết kiệm cả...

20 phút trước

Thiêu đốt mọi ánh nhìn nhờ 10 công thức phối đồ với áo ống sexy hết nấc, hè này nhất...

20 phút trước

Môi căng mọng, quyến rũ nhờ những mẹo đánh son lên màu chuẩn cực dễ dàng

21 phút trước

Những kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt tròn và to

21 phút trước

Chuyên gia bật mí làn da sẽ thay đổi theo thời gian nếu áp dụng mẹo rửa mặt này

21 phút trước

Ăn gì để bổ thận và những thực phẩm không có lợi cho thận

29 phút trước

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tê tay

30 phút trước

6 động tác trước khi ngủ giúp dáng thon, da hồng hào

31 phút trước

Ngoài khói thuốc lá, phổi còn bị tổn thương bởi những thói quen tưởng chừng vô hại này

31 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình