Trong các nền văn hóa cổ xưa, tình dục được xem như một điều “kiêng kỵ” và hạn chế được nói đến một cách công khai. Không ít xã hội cũ cho rằng, những bí mật chốn phòng the là điều gì đó vô cùng xấu hổ và không được phép nhắc đến ở những nơi đông người.
Nhưng ở các nền văn minh lớn thời bấy giờ như Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc,… tình dục lại là vấn đề được chia sẻ rộng rãi trong sách vở mô tả và hướng dẫn quan hệ tình dục, tác phẩm giáo dục… tuy còn xuất bản hạn chế nhưng vẫn tồn tại và lưu truyền tới tận ngày hôm nay.
Từ điển tình dục Kamasutra của người Ấn Độ
Kamasutra là một quyển sách được viết vào thế kỷ II TCN bằng tiếng Phạn của thiền sư Bà La Môn - Mallanaga Vatsyayana. Qua nhiều thế hệ, Kamasutra luôn được coi là bộ sách giáo khoa về “chuyện phòng the” lâu đời bậc nhất trên thế giới.
Quyến sách gồm 1.250 khổ thơ, chia làm 7 phần và nội dung chính đề cập đến chuyện tình dục, một vấn đề khá “tế nhị” mỗi khi nhắc đến ở thời điểm bấy giờ.
Trong tiếng Phạn, Kama được bắt nguồn từ chữ Kamadeva, một vị thần tượng trưng cho tình yêu và thể xác; còn “Sutra” mang nghĩa là châm ngôn. Do đó, Kamasutra có thể tạm dịch là “châm ngôn về tình yêu”.
Quyển sách không chỉ đơn thuần là mô tả, hướng dẫn các tư thế quan hệ tình dục như mọi người tưởng tượng. Hơn hết, cuốn sách hướng con người đến với sự hòa hợp âm dương về cả thể xác lẫn tinh thần chứ không chỉ đơn giản tập trung vào những “cuộc vui” xác thịt.
Bí kíp phòng the của người Ai Cập
Không sở hữu cả một từ điển về “chuyện phòng the” như Kamasutra giống như người Ấn Độ nhưng người Ai Cập cổ lại có nền tảng tri thức về tình dục vô cùng uyên bác.
Từ hàng nghàn năm trước, họ đã có những bài thuốc cải thiện về sức khỏe tình dục, cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và được ghi chép lại vô cũng tỉ mỉ trong những văn tự cổ bằng giấy papyrus.
Qua các công trình nghiên cứu khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thật bất ngờ rằng, từ thời xa xưa các cư dân Ai Cập đã biết đến những căn bệnh lây qua đường tình dục như chàm (Chlamydia trachomatis), yếu sinh lý, bất lực ở nam giới,… Họ gọi đó là “điểm yếu của phái mạnh”.
Người Ai Cập cũng là người tìm ra biện pháp tránh thai đầu tiên trong lịch sử y khoa nhân loại. Tại thời điểm đó, họ đã biết pha hỗn hợp keo, một một loài cây có nhựa mang đặc tính diệt tinh trùng hòa với mật ong và một số thành phần thực vật khác, rồi đem làm ẩm và đặt ở âm đạo để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
Phụ nữ Ai Cập cũng đã biết cách ăn nhiều sữa chua để làm tăng tính axit ở môi trường âm đạo, từ đó làm giảm chất lượng tinh trùng đi vào cơ thể.
Shunga – tranh tính dục của Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã được mệnh danh là đất nước của hội họa. Do vậy, dù không có những quyển sách chuyên sâu về chủ đề tình dục nhưng công dân xứ sở hoa anh đào lại sử dụng tranh tính dục Shunga để thể hiện những kiến thức tình dục của mình.
Shunga, trong tiếng Nhật mang nghĩa Hán Việt là xuân họa, một thuật ngữ tiếng Nhật ngầm chỉ nghệ thuật khiêu dâm. Chúng là những bức tranh mô tả sinh hoạt tình dục của người Nhật, thường được khắc lên bản gỗ (bản mộc) và có xu hướng phô bày các cơ quan sinh dục “ngoại cỡ”.
Bên cạnh đó, Shunga còn miêu tả rất sinh động và tỉ mỉ những tập quán tính dục của người Nhật, bao gồm đủ thể loại như: dị tính luyến ái, quan hệ đồng giới, lạm dụng tình dục trẻ em, quan hệ tính dục trong lúc đang mặc đồng phục,… Những tác phẩm này chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách phóng đại của họa sĩ Chu Phòng (Trung Quốc).
Người ta coi Shunga như một bí kíp phòng the để hướng dẫn việc thực hành sinh hoạt chăn gối. Thậm chí, Shunga quý tới mức chỉ cần bán được một bức tranh, người họa sĩ có thể đủ tiền để sống dư dả trong nửa năm.
Cho tới ngày nay, Shunga vẫn để lại những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới ngành công nghiệp tình dục của Nhật Bản.