Phụ Nữ Sức Khỏe

Những ai không nên ăn thịt vịt?

Thịt vịt là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số người cần hạn chế ăn để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, mùa hè rất thích hợp để ăn thịt vịt bởi thịt vịt tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc và chữa bệnh… Tuy nhiên thịt vịt không phải tốt với tất cả mọi người.

Những ai không nên ăn thịt vịt?

Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.

Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… Đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn:

- Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Do thịt vịt có tính hàn nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn. Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

- Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ xương khớp.

Lưu ý khi ăn thịt vịt

Theo chuyên gia Đông y, thịt vịt là món ăn phù hợp và bổ dưỡng trong ngày hè. Tuy nhiên để loại thức ăn này phát huy được chất dinh dưỡng, tránh các tác động xấu cho sức khỏe, cần lưu ý:

Không ăn thịt vịt với thịt ba ba, vì hai loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba ngọt bình không độc, thịt vịt thuộc tính mát, nếu ăn chung sẽ gây phù thủng, tiêu chảy.

Không phải ai cũng ăn được thịt vịt. (Ảnh minh họa: VnExpress)

Lương Y Bùi Đắc Sáng cũng nêu một số loại dược liệu nên kết hợp với thịt vịt như củ mài, nếu ăn chung có thể giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu.

Thịt vịt hợp với kim ngân hoa. Thịt vịt có công hiệu tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc, còn hoa kim ngân có chức năng với nhiều bệnh da như thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt, ăn chung hai thứ rất tốt cho da.

Thịt vịt hợp với dưa chua. Trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn có hiệu quả điều trị rất tốt với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.

Thịt vịt kết hợp với chanh. Thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, nhập tì, công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải cái ngấy của thịt vịt.

Thịt vịt hợp với cải thảo, trong cải thảo chứa nhiều vitamin C. Trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Theo An Bình/ VTC News

Tin liên quan

Tác dụng của trứng vịt lộn với nam giới

Tác dụng của trứng vịt lộn với nam giới là vấn đề quan tâm của nhiều người.

Trứng vịt lộn kỵ gì? 7 thực phẩm không nên kết hợp cùng trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn kỵ với thực phẩm nào là băn khoăn của nhiều người, mời bạn đọc theo dõi bài...

Trứng gà, trứng vịt, trứng cút: Ăn trứng nào bổ dưỡng nhất?

Trứng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt Nam, vậy ăn trứng nào...

Quả trứng gà lê ki ma có tác dụng gì?

Lê ki ma hay còn gọi là quả trứng gà, là loại quả dân dã được trồng nhiều ở các...

Những lợi ích không ngờ từ ớt cay

Ớt là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, chúng còn có nhiều công dụng...

Cách giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh mổ

Một trong những phiền toái nhất của phụ nữ sau sinh mổ là phần mỡ bụng khó giảm. Một số...

Loại thực phẩm quen thuộc được xem như "thần dược" đã hàng nghìn năm nay

Loại thực phẩm này tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó nâng cao...

Tin mới nhất

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

6 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

6 giờ trước

Đậu phụ có tác dụng gì cho sức khỏe và ăn như thế nào là tốt?

6 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

11 giờ trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

11 giờ trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

14 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

14 giờ trước

Làm tôm sốt chua ngọt đừng quên cho thêm thứ này, đảm bảo ngon hơn rất nhiều

14 giờ trước

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình